Nhức nhối xe dù, bến cóc tại TP.HCM: Bến xe 'lụi' hoạt động công khai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, tình trạng nhiều nhà xe bỏ bến xe ra ngoài thuê đất lập bến bãi hoạt động khiến công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách gặp khó khăn, tiềm ẩn nhiều hệ lụy phức tạp. Bến bãi của các nhà xe tồn tại thời gian dài, hoạt động công khai thách thức pháp luật.

Đón khách dọc đường, bán vé tại nơi trung chuyển

Trưa 15.11, PV Thanh Niên gọi vào tổng đài 1900636.xxx của nhà xe H.N để đặt vé đi từ một bệnh viện ở Q.10 (TP.HCM) về Tiền Giang. Nhân viên báo giá khoảng 140.000 - 160.000/vé (tùy loại). Chúng tôi được nhân viên nhận đặt vé giường nằm và hỏi "Anh ở đâu để xe đến đón?". Khoảng 5 phút sau, một người đàn ông gọi lại chúng tôi và yêu cầu tôi ra trước cổng bệnh viện để lên xe. Người đàn ông này điều khiển ô tô loại 16 chỗ, dừng góc đường Lý Thường Kiệt - Tô Hiến Thành và hối thúc chúng tôi lên xe.

Khách chuẩn bị lên xe khách H.N trên đường Kinh Dương Vương (P.An Lạc A, Q.Bình Tân)

Khách chuẩn bị lên xe khách H.N trên đường Kinh Dương Vương (P.An Lạc A, Q.Bình Tân)

Hơn 30 phút chạy lòng vòng một số tuyến đường đón khách ở nhiều địa điểm, xe trung chuyển của nhà xe H.N cũng đầy khách. "Băng ghế nào 3 chỗ thì ngồi 4 người, băng ghế 4 chỗ thì ngồi 5 người, tài xế yêu cầu. Sau đó, xe này quay về bãi xe trên đường Tống Văn Trân (P.5, Q.11). Đến nơi, nhân viên hướng dẫn hành khách mua vé xe, rồi hối thúc lên xe khách 29 chỗ (BS 50F-003.xx), trung chuyển tiếp đến bãi xe nằm trên đường Kinh Dương Vương (P.An Lạc A, Q.Bình Tân), cách Bến xe Miền Tây khoảng 500 m. Tại đây, chúng tôi được nhân viên hướng dẫn tập trung lên xe khách giường nằm của nhà xe H.N đang chờ sẵn, để chạy về Tiền Giang.

Xe khách T.C đón khách, chất hàng hóa tại bãi xe của công ty này

Xe khách T.C đón khách, chất hàng hóa tại bãi xe của công ty này

Ngày 18.11, PV Thanh Niên gọi vào tổng đài nhà xe khách T.C để đặt vé xe từ TP.HCM đi Bình Phước. Nhân viên yêu cầu chúng tôi ra bãi xe T.C (ngay cầu vượt Bình Phước, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) để lên xe. Bãi xe này rất đông hành khách liên tục ra vào đặt vé tuyến TP.HCM - Bình Phước. Sau khoảng 20 phút chờ đợi, xe khách giường nằm BS 51B-260.xx của nhà xe T.C từ QL13 rẽ vào bãi xe để đón khách. Chúng tôi được nhân viên thông báo giá vé 120.000 đồng/vé, nhưng không đưa vé và nói lên xe sẽ thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho tài xế. Một hành khách đi cùng cho biết, xe khách này vừa xuất bến từ Bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh), sau đó tiếp tục ghé bãi xe để đón khách. Chiếc xe này sau khi chất đầy hàng hóa dưới gầm, đón khách thì lăn bánh ra khỏi bãi xe, di chuyển trên QL13 về hướng tỉnh Bình Phước. Khi xe khách chạy ngang qua P.Lái Thiêu, TP.Thuận An (Bình Dương) thì nam phụ xe bắt đầu thu tiền vé mỗi người 120.000 đồng (lộ trình TP.HCM - TP.Đồng Xoài, Bình Phước) mà không đưa vé xe. Trên đường đi, xe này liên tục tấp vào lề đường trên địa phận của TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) để bắt thêm 6 khách nữa.

Muôn kiểu bến xe "lụi"

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, bãi xe của Công ty TNHH vận tải T.C (nằm dưới chân cầu vượt Bình Phước, giao nhau giữa QL13 và QL1, thuộc P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức) tồn tại hơn 2 năm qua. Bãi xe này thuê lại nhà xưởng cũ, diện tích gần 2.000 m2 và có hai cổng. Bên trong bãi xe có văn phòng bán vé, các khu vực ngồi chờ, bãi đỗ xe khách, nơi ký gửi hàng hóa, nơi lên xuống hành khách, căn tin, bãi giữ xe máy cho khách (giá 10.000 đồng/ngày), nhà vệ sinh có trả phí 3.000 đồng/lượt… không khác gì hoạt động của các bến xe Miền Đông, Miền Tây. Tại địa điểm này, mỗi ngày có hàng chục lượt xe khách ra vào để đón, trả khách.

Phụ xe của nhà xe T.C thu tiền khách nhưng không phát vé

Phụ xe của nhà xe T.C thu tiền khách nhưng không phát vé

Ngoài ra, bãi xe này còn xây dựng 5 ki ốt cho các nhà xe khách khác thuê, như: Rạng Đông (tuyến Sơn La - Quảng Ngãi - TP.HCM), Điểm Màu (Bình Dương - TP.HCM - Bình Định), Xuân Phúc (TP.HCM - Bình Định), Phi Hiệp (TP.HCM - Đà Nẵng), để làm nơi bán vé, đón trả khách và hàng hóa.

Tương tự, bãi xe trên đường Kinh Dương Vương (P.An Lạc A, Q.Bình Tân) của nhà xe H.N với diện tích khoảng 1.000 m2, bên trong có khu vực làm việc, bán vé xe cùng ghế để khách ngồi chờ. Bãi xe này để cho xe khách H.N đỗ chờ xe trung chuyển đón khách từ khu vực Q.3, Q.10, Q.11... đưa ra. Tại bãi xe, chị H. (hành khách) cho hay chị mua vé xe H.N đi từ Tây Ninh về An Giang nhưng phải 4 lần chuyển xe mới về tới bãi xe Kinh Dương Vương. "Tôi từ Tây Ninh về TP.HCM mà thay đổi 4 xe rồi. Xe H.N không vô bến mà chở tôi về bãi xe của họ và yêu cầu tiếp tục mua vé để về An Giang", chị H. kể.

Người phụ nữ tại bãi xe khách đối diện bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh) thu tiền phí ra vào bãi xe của người đi xe máy

Người phụ nữ tại bãi xe khách đối diện bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh) thu tiền phí ra vào bãi xe của người đi xe máy

Trên đường Đinh Bộ Lĩnh (đối diện Bến xe Miền Đông cũ, Q.Bình Thạnh) lâu nay tồn tại bãi xe khách hoạt động công khai. Mỗi ngày, bãi xe này có rất nhiều xe khách, chủ yếu chạy tuyến TP.HCM đi các tỉnh phía bắc, bắc Trung bộ và ngược lại, ra vào để đón trả khách, giao nhận hàng hóa. Bãi xe hoạt động tấp nập nhất vào sáng sớm (khi xe khách từ các tỉnh về bãi để trả khách) và chiều tối (lúc xe đón khách đi về các tỉnh). Đáng nói, ô tô con, xe tải nhỏ, xe máy, xe dịch vụ công nghệ ra vào bãi xe để giao nhận hàng hóa, đưa đón khách, đều bị người đứng ngay cổng chặn thu tiền phí ra vào bãi từ 5.000 - 10.000 đồng/lượt... (còn tiếp)

Bến xe "cóc" núp bóng cây xăng

Thời gian qua, dọc QL1 (đoạn qua TP.Thủ Đức), các nhà xe khách "biến" các cây xăng làm nơi đỗ, đón trả khách và giao nhận hàng hóa. Điển hình, trạm xăng dầu T.B (trên QL1, P.Tam Bình, TP.Thủ Đức) là một trong những điểm nóng về tình trạng "xe dù, bến cóc". Tối 10.11, tại trạm xăng dầu này có rất đông xe khách (chủ yếu chạy tuyến TP.HCM đi các tỉnh nam Trung bộ và ngược lại) đậu kín mít từ trong, tràn ra ngoài QL1, gây mất trật tự an toàn giao thông và ùn tắc. Trong đó, có hơn 10 xe khách giường nằm của nhà xe C.T (chạy tuyến Khánh Hòa - TP.HCM và ngược lại) đậu thành từng hàng để chờ đón khách, nhận hàng hóa. Hành khách đi từ TP.HCM về Khánh Hòa đều được nhà xe hướng dẫn ra khu vực trạm xăng dầu Tam Bình để lên xe. Bên cạnh đó, hàng hóa ký gửi được nhà xe này tập kết về cây xăng để chở về tỉnh Khánh Hòa. Tương tự, trạm xăng dầu Q.P (trên QL1, P.Tam Bình) hiện ngưng hoạt động cũng được xây dựng thành các ki ốt cho các nhà xe khách thuê làm nơi bán vé, giao nhận hàng hóa và bãi đỗ xe đón trả khách.

Xe khách chạy tuyến Khánh Hòa - TP.HCM đang đón khách trong bãi xe C.T (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức)

Xe khách chạy tuyến Khánh Hòa - TP.HCM đang đón khách trong bãi xe C.T (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức)

Luật sư (LS) Nguyễn Tiến Hiểu (Văn phòng LS Đại Quốc Việt) phân tích, theo luật Giao thông đường bộ, bến xe nghỉ phải được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Bến xe phải có phòng vé, phòng chờ, phòng y tế, hệ thống cứu hỏa… Đặc biệt, bến xe phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt của cơ quan thẩm quyền. Bến xe chỉ được đưa vào khai thác sau khi sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư công bố. Việc công bố bến xe được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe. Văn bản công bố phải đồng thời được gửi đến Tổng cục Đường bộ VN để phối hợp quản lý. Theo LS Bùi Quốc Tuấn (Trưởng văn phòng LS Bùi Quốc Tuấn), căn cứ điều 14 Nghị định 100/2019, nếu cá nhân vi phạm quy định trên sẽ bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng, đối với tổ chức bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi…

Ngân Nga

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.