Nhức nhối xe dù, bến cóc tại TP.HCM: Hoạt động bát nháo nhiều nơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở GTVT TP.HCM vừa tước giấy phép hoạt động vận tải hành khách đối với Công ty Thành Bưởi. Đây là một trong những động thái nhằm siết chặt công tác quản lý, lập lại trật tự vận tải hành khách trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại tình trạng xe khách ngang nhiên đón trả khách trên nhiều tuyến đường từ trung tâm TP.HCM cho đến vùng ven.

Bến cóc công khai

Từ nhiều năm qua, xe khách loại 29, 16 chỗ ngồi vẫn thường xuyên dừng trả, đón khách không đúng nơi quy định tại khu vực ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Đặc biệt, tại đây hình thành bến cóc kèm "đội quân" xe ôm chờ sẵn tranh giành mỗi khi có khách xuống xe. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về trật tự giao thông, trật tự xã hội, khiến người dân bức xúc.

Xe hợp đồng dừng trả khách ngay dưới biển cấm gần khu vực ngã tư Hàng Xanh

Xe hợp đồng dừng trả khách ngay dưới biển cấm gần khu vực ngã tư Hàng Xanh

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, lúc 8 giờ ngày 28.11, chiếc xe loại 16 chỗ ngồi (BS 72B-030.xx) của nhà xe H.H gắn phù hiệu "xe hợp đồng" chạy qua cầu Sài Gòn (hướng từ TP.Thủ Đức về trung tâm) vào đường Điện Biên Phủ. Chiếc xe bất ngờ tấp vào bên phải để 2 hành khách xuống xe. Sau đó, xe này tiếp tục dừng và trả khách ngay dưới biển cấm dừng - đỗ (trước địa chỉ 517 - 519 Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh) và rời đi. Trong thời gian từ 8 - 8 giờ 30 ngày 28.11, chúng tôi ghi nhận hàng chục lượt xe khách loại 29, 16 chỗ ngồi (hầu hết xe có dán phù hiệu "xe hợp đồng") tấp vào để trả khách trước địa chỉ 517 - 519 Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh. Điển hình là các ô tô (từ 26 - 29 chỗ ngồi, gắn phù hiệu "xe hợp đồng") mang các BS: 50F-003.xx, 60B-048.xx, 51B-259.xx, 50F-052.xx, 51B-290.xx, 50F-048.xx…

Xe hợp đồng bất chấp biển cấm dừng đón khách, chất hàng hóa tại khu vực ngã tư Hàng Xanh

Xe hợp đồng bất chấp biển cấm dừng đón khách, chất hàng hóa tại khu vực ngã tư Hàng Xanh

Các xe này liên tục dừng xe, mở cửa để hành khách bước xuống. Lúc này, khoảng 10 tài xế xe ôm tập trung chờ sẵn chèo kéo tranh giành khách để chở đi. Theo ông M. (người dân tại khu vực này), tình trạng xe khách trả khách dưới biển cấm tồn tại từ rất lâu mà không được giải quyết. "Xe khách ngang nhiên vi phạm, xe ôm tụ tập tranh giành khách giống như cái chợ. Ngay giữa trung tâm thành phố mà thế này thì không biết cơ quan quản lý, chính quyền ở đâu?", ông M. bức xúc.

Cũng trên đường Điện Biên Phủ hướng từ ngã tư Hàng Xanh về cầu Sài Gòn, nhiều năm qua tồn tại bến cóc của rất nhiều nhà xe khách núp bóng xe hợp đồng thường xuyên đón, trả khách tại đây. Qua tìm hiểu, chúng tôi phát hiện nhiều nhà xe như V.C.P, K.M.H, H.H, C.T, H.M, T.T thuê mặt bằng để đặt văn phòng trên đường này (từ số nhà 496B đến số 450L, P.21, Q.Bình Thạnh). Mỗi ngày có rất nhiều lượt xe khách loại 16, 29 chỗ ngồi, gắn phù hiệu "xe hợp đồng" của các nhà xe này bất chấp biển cấm dừng - đỗ để tiếp nhận hàng hóa, đón khách lên xe. Đáng nói, văn phòng của 6 nhà xe nói trên thực chất là nơi tiếp nhận hàng hóa và đón trả khách. Khi khách (ở khu vực Q.1, Bình Thạnh) có nhu cầu đi từ TP.HCM về Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương liên hệ mua vé là các nhà xe yêu cầu đến các văn phòng nói trên để xe tới đón. Ông K. (người dân sống lâu năm tại khu vực ngã tư Hàng Xanh) bức xúc: "Đây là bến cóc thật sự chứ không phải trá hình nữa. Vì các nhà xe này núp bóng "xe hợp đồng" hoạt động công khai, bất chấp biển cấm, thách thức pháp luật".

Xe hợp đồng bất chấp biển cấm dừng đón khách, chất hàng hóa tại khu vực ngã tư Hàng Xanh

Xe hợp đồng bất chấp biển cấm dừng đón khách, chất hàng hóa tại khu vực ngã tư Hàng Xanh

Bát nháo xe dù nơi cửa ngõ TP.HCM

Cửa ngõ phía đông TP.HCM từ Bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh) qua QL13, QL1 đi về các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ, miền Trung và miền Bắc từ nhiều năm qua cũng tồn tại tình trạng xe dù, bến cóc, trở thành "bài toán" khó cho cơ quan chức năng và nỗi ám ảnh của người dân.

Khoảng 19 giờ 30 ngày 10.11, xe khách giường nằm Q.H (BS: 51B-287.xx) chạy tuyến từ TP.HCM - Khánh Hòa và ngược lại, di chuyển qua cầu Bình Triệu (hướng từ Bến xe Miền Đông cũ về ngã tư Bình Phước). Tới ngã tư Bình Phước, chiếc xe này rẽ phải vào QL1, chạy hơn 1 km thì tấp vào Trạm xăng dầu Tam Bình (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức). Phụ xe bước xuống, nhanh chóng đưa hành lý của 3 người khách đang chờ sẵn lên xe. Chiếc xe này tiếp tục bật đèn khẩn cấp đậu ngay dưới lòng đường dành cho xe máy để bắt khách, khiến giao thông tại đây ùn tắc. Hàng chục lượt xe máy phải chạy vào đường ô tô để né xe khách đang đậu trước Trạm xăng dầu Tam Bình. Hơn 10 phút sau, xe khách Q.H rời đi sau khi đón được 2 hành khách khác, tiếp tục di chuyển trên QL1 hướng về cầu Đồng Nai. Trên đường, chiếc xe tấp vào khu vực cầu vượt Sóng Thần, trạm xăng dầu (đối diện Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và trước cổng Khu du lịch Suối Tiên đón thêm 7 khách nữa trước khi ra tới cầu Đồng Nai...

Xe khách tập trung đón khách tại Trạm xăng dầu Tam Bình (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức)

Xe khách tập trung đón khách tại Trạm xăng dầu Tam Bình (P.Tam Bình, TP.Thủ Đức)

Tương tự, trong thời gian này, trước Trạm xăng dầu Tam Bình, có rất đông xe khách chạy tuyến TP.HCM đi Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên liên tục tấp vào để đón khách. Xe khách BS: 50F-006.xx, chạy tuyến TP.HCM - Quảng Ngãi vừa tấp vào kho xăng Tam Bình thì bấm còi inh ỏi. Phụ xe nhảy xuống, lớn tiếng: "Khách nào đi Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định thì lên xe đi liền, không chờ". Người này chạy về phía một đôi vợ chồng đang đứng chờ và hỏi: "Đi đâu hai em ơi, có vé chưa?". Nghe vợ chồng này báo về Phú Yên mà chưa có vé, phụ xe liền cầm lấy hành lý, kéo tay khách lên xe rồi thuyết phục: "Xe còn 2 giường nằm, anh lấy rẻ hai vợ chồng 500.000 đồng, chở về tận nhà". Đưa được hai vợ chồng lên xe, chiếc xe khách tiếp tục di chuyển về hướng cầu Đồng Nai.

Dừng đón khách tại trạm xe buýt trên xa lộ Hà Nội (P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức)

Dừng đón khách tại trạm xe buýt trên xa lộ Hà Nội (P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức)

Trên xa lộ Hà Nội (nay đổi thành đường Võ Nguyên Giáp) từ cầu Sài Gòn về Khu công nghệ cao (TP.Thủ Đức) thời gian gần đây, các nhà xe khách chạy tuyến TP.HCM đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng biến các điểm chờ xe buýt thành nơi đón khách. Đặc biệt, trong thời gian từ 20 giờ 30 - 23 giờ 55 mỗi đêm, hàng chục lượt xe khách đậu ngay dưới lòng đường xa lộ Hà Nội (đoạn gần cầu vượt ngã tư Thủ Đức) để đón khách. Đoạn đường này có biển cấm dừng, đỗ và rất nhiều xe tải, container lưu thông nên vô cùng nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao.

Xe bắt khách dọc đường Bình Thuận - Chợ Đệm (H.Bình Chánh)

Xe bắt khách dọc đường Bình Thuận - Chợ Đệm (H.Bình Chánh)

Tại cửa ngõ phía tây TP.HCM, tình trạng xe dù, bến cóc cũng diễn biến phức tạp. Tối 28.11, tại khu vực gần hầm chui BT1 trên đường Bình Thuận - Chợ Đệm (H.Bình Chánh), chiếc xe khách giường nằm của nhà xe H.N (BS: 50F-053.xx) dừng lại đón một khách. Sau khi nhận khách, phụ xe lại gần đưa cho một người đàn ông ngoài 50 tuổi tiền bắt khách. Hơn 60 phút đứng tại khu vực này, PV Thanh Niên ghi nhận có rất nhiều xe khách chạy tuyến cố định, xe gắn phù hiệu "xe hợp đồng" dừng đón khách đi về các tỉnh miền Tây. Tại đây còn có "đội quân" vừa chạy xe ôm kiêm luôn dẫn, kiếm khách cho các nhà xe. Mỗi lần bắt được khách, các nhà xe chia lại từ 10.000 - 30.000 đồng phí bắt khách… (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.