Nhóm lợi ích nào đã đẩy giá thịt lợn chỉ rẻ trên tivi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơn sốt nóng giá thịt lợn không những không giảm mà thậm chí liên tục lập đỉnh, liên tục tăng cao chót vót, lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử ngành chăn nuôi. Và hôm qua, dấu hiệu nguy hiểm đã xuất hiện với cảnh “thịt lợn ế”.

 

Chị A, lần thứ 2 trong tuần tới chợ. Và lần thứ 2 lắc đầu khi đứng trước phản thịt. Giá đã tăng gấp đôi. Tăng phi mã. Tăng đến không tưởng tượng nổi. Một trăm nghìn đồng trước mua được 5 lạng, giờ chỉ còn chưa tới 3 lạng. Và trong hoàn cảnh lương vẫn đang chỉ còn 70% do ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19.

Hôm qua, báo chí ghi nhận một câu chuyện lạ mà không lạ: Các phản thịt ế ở khắp các chợ. Lạ, vì khan hàng, vì cung vượt cầu khiến giá thịt tăng rất cao mà thịt ngoài chợ lại ế. Không lạ ở cái sự ế, vì giá thịt lợn đã vượt mức chịu đựng của người dân, dẫu thịt lợn vẫn là loại thực phẩm chiếm 70% cơ cấu bữa ăn của người Việt.

Ế ẩm, vì giá cao, vì ít người dám mua, trong khi người bán cũng không thể giảm giá vì giá móc hàm nhập từ chợ đầu mối vẫn rất cao, vì giá thịt lợn hơi đã ở mức không tưởng: Vượt con số 100.000 đồng/kg.

Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần đề nghị các bộ, ngành có biện pháp để giảm giá thịt lợn hơi về 60 nghìn đồng/kg. Thậm chí, Thủ tướng còn thẳng thắn đặt vấn đề: Người chăn nuôi có hưởng không hay chỉ một bộ phận được hưởng lợi.

Rõ ràng Chính phủ quan tâm đến lợi ích của nông dân. Rõ ràng Chính phủ nhìn thấy sự bất cập trong cơn sốt giá thịt lợn kéo dài nhiều tháng qua.

Câu chuyện giá thịt lợn hôm nay vừa được chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đặt một câu hỏi “lợi ích nhóm”, rằng: “Tại sao Bộ NNPTNT lúc đầu không muốn cho nhập khẩu thịt lợn? Có phải đằng sau bộ này có lợi ích nhóm từ các công ty chăn nuôi lớn?”.

Việc các DN chăn nuôi lớn đang độc quyền con giống, việc khâu phân phối toàn bộ nằm trong tay thương lái đã được nói đến quá nhiều. Và giờ, đã đến lúc cần làm rõ nó đang bị chi phối, trục lợi thế nào, giật giây, thậm chí vô hiệu hóa quản lý nhà nước ra sao.

Bởi lợi ích nhóm, nếu có hẳn nhiên phải rất ác khi ăn chặn trên mồ hôi nước mắt của người chăn nuôi; hẳn nhiên phải rất nhẫn tâm khi trục lợi trên bữa cơm mỗi gia đình, vốn đã ít ỏi do ảnh hưởng từ dịch bệnh.

 Càng chỉ đạo, giá càng sốt, càng lập kỷ lục, đó là một thực tế mà không một người dân nào có thể hiểu nổi, chịu nổi. Và khi dân đã nói đến “Giá lợn trên tivi” - thì đó một câu chuyện buồn nhưng không hề là câu chuyện đùa. Bởi trong đó, có thái độ của dân.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhom-loi-ich-nao-da-day-gia-thit-lon-chi-re-tren-tivi-807880.ldo

Theo Đào Tuấn  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...