Nhiều người đặt mục tiêu mua nhà giữa dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, COVID-19 trong hai năm qua là một thời gian rất dài, càng về lâu bất động càng bị ảnh hưởng, nhiều dự án dừng, nguồn cung giảm.

Nhiều chính sách đang đẩy mạnh trợ lực cho thị trường bất động sản cuối năm. Ảnh Cao Nguyên.
Nhiều chính sách đang đẩy mạnh trợ lực cho thị trường bất động sản cuối năm. Ảnh: Cao Nguyên
Sau gần 2 năm đối mặt với COVID-19, cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam không đứng ngoài tác động tiêu cực. Dù vậy, ngoài phân khúc cho thuê mặt bằng, hay nghỉ dưỡng tạm thời giảm thanh khoản do nhu cầu thị trường, gần như các sản phẩm nhà ở cao cấp, đất nền, đặc biệt là đô thị ven biển... đều có dấu hiệu khả quan.
Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, bất động sản vẫn nhận nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư ngay cả trong dịch bệnh. Đặc biệt là các dòng sản phẩm đất nền bởi đây luôn được coi là nơi lưu giữ tài sản an toàn và tiềm năng tăng giá cao.
TS Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, ông cùng các cộng sự thường xuyên bám sát tình hình thị trường, từ khi bắt đầu xuất hiện COVID-19 đến nay.
Từ đầu 2020, đợt dịch đầu tiên, ông cũng cảm thấy lo sợ. Từ quý 1, tỉ lệ giao dịch đã chạm mức thấp nhất kể từ khủng hoảng năm 2013, tỉ lệ hấp thụ chỉ khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi xem xét, đánh giá thật kỹ lưỡng, tập trung tổ nghiên cứu để theo dõi thật chặt, đến cuối 2020, ông khẳng định thị trường bất động sản không vướng phải khủng hoảng.
Vị chuyên gia này cho rằng, nhìn chung, ở Việt Nam, cứ một dự án bất động sản ra đời, chỉ cần 18 tháng là hấp thụ hết, trong khi đó, thời gian trung bình của ASEAN là 5 năm.
“Trong 2 năm xuất hiện COVID-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, nhiều nhà đầu tư lấn vào bất động sản - thị trường có tiềm năng. Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường do nhiều rào cản như quy trình kiểm duyệt, tạm dừng thi công... Theo đó, thị trường không có nhiều sản phẩm mới, dẫn tới cung không đủ cầu”, ông Đính nhấn mạnh.
Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, COVID-19 qua 4 lần xảy ra trong 2 năm là một thời gian rất dài. Chính vì vậy càng về lâu, bất động càng bị ảnh hưởng, nhiều dự án dừng, nguồn cung giảm.
Dẫu vậy, giao dịch 2020 và 2021 có sự thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm nay, giao dịch bất động sản nhiều hơn rõ rệt. Nhưng tính chung có giảm so với năm 2019.
Có nhiều người phải "cất tiền" chờ COVID-19 mới mua nhà. Phần nào đó ông Khởi cho rằng bất động sản vẫn được quan tâm lớn. "Mua được một bất động sản đôi khi lại là mục tiêu của nhiều người trong COVID-19", ông Khởi nói.
Theo vị này, hiện nay nhiều chính sách đang được các cơ quan chức năng đẩy mạnh để trợ lực cho thị trường bất động sản cuối năm. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả nhà bán lẫn người mua.
CAO NGUYÊN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.