Nhà mặt phố ở TPHCM: Giảm giá thuê vẫn ế ẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều mặt bằng nhà phố tại khu vực “đất vàng”, “đất kim cương” ở TPHCM ồ ạt giảm tới 50% vẫn vắng khách hỏi thuê.

Nhà phố TPHCM hết thời
Nhà phố TPHCM hết thời "đuổi không hết khách". Ảnh: Ngọc Lê
Tại TPHCM, số lượng mặt bằng nhà phố đang chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều. Nhà phố tại các tuyến đường thương mại ở Quận 1 như Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Lê Lợi hay Phạm Ngũ Lão... vẫn khó cho thuê.
Ghi nhận tại tuyến đường Nguyễn Trãi, Quận 1, chưa bao giờ mặt tiền nhiều căn nhà phố san sát nhau lại đóng cửa im lìm như hiện nay. Thay vào cảnh buôn bán tấp nập thì là hàng loạt biển cho thuê mặt bằng được treo lên.
Anh Võ Quốc Cường, chủ một căn nhà mặt tiền trên đường Nguyễn Trãi cho biết: "Trước đây rất nhiều thương hiệu thời trang liên lạc đặt cọc trước, chờ người thuê cũ hết hợp đồng để thuê lại. Thế nhưng từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại đợt 2 thì mặt bằng này được trả, người liên lạc đặt cọc trước đó cũng chịu mất cọc chứ không thuê. Mặc dù đã giảm giá nhưng tới nay vẫn không ai hỏi thuê".

Nhiều mặt bằng trống trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1. Ảnh: Ngọc Lê
Nhiều mặt bằng trống trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1. Ảnh: Ngọc Lê
Tương tự, cửa hàng thời trang trên đường Cống Quỳnh, Quận 1 do chị Tuyết Sương làm chủ đã nhiều tháng nay treo biển cho thuê mặt bằng lầu 2 nhưng vẫn không có khách.
"Căn nhà này gồm 1 trệt 1 lầu tôi thuê, hiện đã được chủ nhà giảm giá còn 75 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên tình hình kinh doanh của cửa hàng vẫn không khá mấy nên tôi cho thuê lại mặt bằng lầu 2 từ hồi tháng 7 tới nay vẫn không có khách thuê". - Chị Sương cho hay.
Theo thống kê đánh giá mới công bố của Savills Việt Nam, tại thị trường TPHCM, khó khăn của phân khúc nhà phố có thể đến từ một số chủ nhà vẫn rất lạc quan vào đà hồi phục của thị trường và không có ý định giảm giá chào thuê. Việc kiểm soát tốt làn sóng COVID-19 đợt 2 và công suất cao giúp các chủ nhà củng cố niềm tin vào thị trường.
Bà Võ Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam lý giải thêm: "Khách thuê vẫn tiếp tục giảm số lượng cửa hàng hoặc giảm diện tích và chuyển đổi sang thương mại điện tử. Nhất là tại các khu vực lượng người lưu thông giảm và phụ thuộc lớn vào lượng khách du lịch. Khách thuê vẫn quyết trả mặt bằng dù một số chủ nhà chấp nhận giảm giá thuê trong ngắn hạn".
Việc hỗ trợ giá thuê đến khách thuê dưới tác động COVID-19 vẫn diễn ra cho cả các trung tâm thương mại và nhà phố cho thuê. Tuy nhiên, số lượng khu trung tâm thương mại áp dụng giảm giá thuê hỗ trợ không nhiều và chủ yếu tập trung tại các khu vực ngoài trung tâm.
Cụ thể, giảm 10-30% trên giá thuê trong ngắn hạn cho khách thuê mới hoặc các khách thuê bị tác động lên kết quả kinh doanh do COVD-19, giảm từ 1 đến 2 USD trên phí dịch vụ.
Khảo sát của Savills vào quý III cũng cho thấy, khách thuê thuộc ngành hàng F&B và thời trang cũng có sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê, do trả mặt bằng hoặc do giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Xu hướng giảm diện tích thuê hoặc trả những cửa hàng hoạt động không hiệu quả sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
NGỌC LÊ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất