Nhà giáo mong ước gì cho ngành giáo dục năm Giáp Thìn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong năm mới Giáp Thìn 2024, các nhà giáo xin gửi gắm mong ước đến với ngành giáo dục.

Hạnh phúc được đong đầy

Đó là xây dựng được trường học hạnh phúc, không còn xảy ra tình trạng thầy cô xúc phạm thân thể danh dự nhân phẩm học sinh và cũng không có bạo lực học đường; và ở đó học sinh phải biết kính trọng, vâng lời thầy cô.

Muốn được vậy, hiệu trưởng trước hết phải là người thực sự có tâm, có tài, có tầm nhìn chiến lược, với những quyết sách nhanh và đúng. Hiệu trưởng phải là nhà lãnh đạo, quản lý, quản trị giỏi thì giáo viên, học sinh mới được hạnh phúc.

Đời sống thầy cô được cải thiện

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Đây cũng là điều được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đặc biệt quan tâm trong việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới vào ngày 1.7.2024, các cơ sở giáo dục có điều kiện hơn để chăm lo đến đời sống của giáo viên động viên, khích lệ tinh thần đối với các nhà giáo.

Từ ngày 1.7.2024, chính sách trả lương cán bộ công chức viên chức theo vị trí việc sẽ có hiệu lực, tức lương giáo viên có thể được tăng khoảng 32%. Thầy cô hy vọng sẽ sống được bằng lương như mong ước bấy lâu nay. Từ đó, giáo viên có thể chuyên tâm giảng dạy, không bị chi phối bởi “chuyện cơm áo gạo tiền” buộc phải dạy thêm tràn lan, bán hàng online…

Trường học hạnh phúc sẽ góp phần tạo động lực cho học sinh học tốt hơn

Trường học hạnh phúc sẽ góp phần tạo động lực cho học sinh học tốt hơn

Giảm tải áp lực cho giáo viên và học sinh

Hiện giáo viên THCS, THPT phải thực hiện nhiều loại sổ sách: kế hoạch giáo dục của giáo viên; kế hoạch bài dạy; sổ theo dõi và đánh giá học sinh; sổ chủ nhiệm. Các giáo viên cho rằng chỉ cần kế hoạch bài dạy; sổ theo dõi và đánh giá học sinh là đủ để thầy cô có thêm thời gian nghiên cứu đầu tư cho tiết học, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cần cắt giảm những phong trào, cuộc thi nặng về hình thức như “diễn xuất”, chẳng hạn phong trào giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi...

Còn học sinh không còn đối mặt với hàng loạt cuộc thi gắn mác quốc tế như: Olympic đánh vần tiếng Anh quốc tế mùa đông năm 2023; kỳ thi Olympic Anh ngữ quốc tế Teeneagle 2023; thi trải nghiệm cuộc thi tiếng Anh quốc tế TOEFL Challenge…

Thí sinh làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Thí sinh làm bài thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Đổi mới thi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, với hai môn bắt buộc toán, ngữ văn và hai môn tự chọn được dự đoán sẽ tác động đáng kể đến xu hướng chọn môn của học sinh ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát huy phẩm chất, năng lực, định hướng nghề cho học sinh ngay từ đầu cấp THPT.

Tuy nhiên, giáo viên vẫn hy vọng Bộ GD-ĐT đổi mới thi theo hướng giảm tải áp lực cho học sinh, trao quyền tự chủ cho các địa phương, trường đại học...

Đến nay giáo viên vẫn còn có nhiều lo ngại về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chẳng hạn đó là tình trạng thiếu giáo viên dạy môn tích hợp: lịch sử và địa lý; khoa học tự nhiên. Thực tế này khiến giáo viên mong chờ có những chuyển biến sớm trong việc dạy tích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.