Nhà báo... tay ngang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giữa trời nắng nóng 40°C, ông hẹn gặp chúng tôi ở quán nước bên cây ngô đồng. Ông bảo tranh thủ chút đỉnh vì còn đi cơ sở viết bài cho bà con. Ông là Hồ Duy Thiện (76 tuổi, ngụ thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), được bà con gọi thân thương là “nhà báo làng”

Giữa trời nắng nóng 40°C, ông hẹn gặp chúng tôi ở quán nước bên cây ngô đồng. Ông bảo tranh thủ chút đỉnh vì còn đi cơ sở viết bài cho bà con. Ông là Hồ Duy Thiện (76 tuổi, ngụ thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), được bà con gọi thân thương là “nhà báo làng” bởi đã có hàng trăm bài viết đăng báo phản ánh, ghi nhận chân thật đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội ở địa phương được dư luận quan tâm. Dù là “nhà báo” tay ngang, không được đào tạo bài bản nhưng ông vẫn làm chúng tôi ngỡ ngàng trước sức đi, sức viết với gia tài chữ nghĩa đồ sộ hiếm thấy.

Nhà báo giữa lòng dân

Năm 2008, khi nghỉ hưu, thôi chức Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, ông Hồ Duy Thiện tính gác lại tất cả để nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già. Thế nhưng, bên trong ông bỗng cháy lên một ngọn lửa đam mê viết báo đã âm ỉ bao lâu. Từ đó, ông đi khắp các bản làng, thôn xã thuộc huyện rẻo cao Tuyên Hóa bằng chiếc xe máy cũ để viết bài về những thân phận, chuyện dân sinh gặp trắc trở, những vụ việc cần tháo gỡ từ chính quyền địa phương.

“Tôi yêu nghề báo khi còn học ở miền Bắc. Ngày về công tác tại quê hương Tuyên Hóa, công việc lôi kéo, nhưng tôi vẫn ước ao đến một lúc nếu còn sức sẽ viết bất cứ việc gì để giúp dân. Vậy nên 16 năm qua chưa lúc nào tôi ngừng đam mê đi và viết”, ông Thiện chia sẻ. Trò chuyện với chúng tôi chưa được lâu thì ông có điện thoại nhắc về một bản xa ghi nhận viết bài vì dân bản đang cần giúp. Vậy là ông hẹn bữa sau gặp hàn huyên tâm sự nhiều hơn, còn nay phải đến với dân.

Một tuần sau mới gặp được ông ở nhà. Căn nhà chỉ rộng 6m ngang, sâu chừng 25m, với nguyên chủ tịch huyện như vậy là hẹp. Ông nhún vai: “Vậy là ổn rồi. Chỗ nào cũng sách, nơi nào cũng tư liệu. 16 năm ghi chép, thành ra không vứt mẩu giấy nào, phải để lại vì đều quý sau mỗi chuyến đi”. Tư liệu của ông xếp chật cả phòng thờ, hành lang. Nơi làm việc là dưới gầm cầu thang tầng 2. Ông tự viết rồi thống kê, đã có hơn 2.500 tin bài đăng từ báo địa phương đến báo Trung ương, tạp chí chuyên ngành, tạp chí chuyên sâu.

Vậy nên, người dân Tuyên Hóa hễ gặp ông đi xe máy ra khỏi nhà đều gọi ông rất vui: “nhà báo” làng, “nhà báo” giữa lòng dân. Hỏi ra, ông giải thích: “Bà con cứ hay gọi vậy quen rồi, chứ mình không có thẻ nhà báo. Chỉ viết vì đam mê, thích xê dịch, có chuyện bà con gọi là đi xe máy ngay, dù nắng, mưa, hay đêm muộn. Tôi chỉ bắt đầu học đánh máy vi tính từ khi về hưu, nhưng vì cần cù và mê viết báo nên vượt qua được khó khăn, nay thành thạo rồi”.

Ông tâm sự, trong 16 năm đi viết báo có rất nhiều kỷ niệm. Nhớ nhất là kỷ niệm về bà Phạm Thị Lâm, Trưởng bản Cáo, xã biên giới Lâm Hóa. Đó là một nhân vật ông tâm đắc, bởi khi ông viết về nữ trưởng bản uy tín này, bà Lâm được bầu là đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện. Chính bà Lâm cũng kể: “Khi bác Thiện còn đương chức, gặp cứ động viên tôi làm tròn việc ở bản của đồng bào Mã Liềng, vì tôi là con em Mã Liềng. Ngày bác về hưu, chạy xe máy vượt đường rừng lên, thật ngạc nhiên. Nhưng bác cháu vui vẻ, hết quan hoàn nhà báo, không câu nệ, bác viết những việc tôi làm thiết thực như vận động bà con không tảo hôn, bỏ rượu, bảo vệ rừng… Báo đăng, UBND tỉnh, UBND huyện tuyên dương nên tôi được bầu làm đại biểu HĐND, kiến nghị được nhiều vấn đề dân sinh cho đồng bào biên giới. Về hưu mà làm nhà báo như bác rất hiếm”.

Nhà báo không chuyên Hồ Duy Thiện và một số đầu sách của ông. Ảnh: MINH PHONG

Nhà báo không chuyên Hồ Duy Thiện và một số đầu sách của ông. Ảnh: MINH PHONG

10 tuyển tập về quê nhà

Tuyên Hóa là một huyện rẻo cao, có sông có núi hùng vĩ. Nhưng với ông “nhà báo tay ngang” không chuyên Hồ Duy Thiện lại là một bản quán quê hương giàu phù sa nuôi nấng, giàu tình cảm trĩu nặng, chất chứa bên trong vô biên hình ảnh vùng đất dồi dào văn hóa, phong phú sản vật... Vì thế mà ngoài viết báo, ông lăn lộn liên lạc khắp nơi để sưu tập những bài viết về Tuyên Hóa, về sông Gianh nguồn cội chảy qua quê nhà, về bất cứ bản làng nào trên quê hương ông. Ông làm tuyển tập Tuyên Hóa - Quê hương - Con người gồm 10 cuốn, mỗi cuốn 350 trang. “Cứ ai viết gì về Tuyên Hóa, cái đẹp của xứ Tuyên, cái hay về lòng người, về lịch sử đất này tôi đều bỏ tiền ra xin đăng, trả chút nhuận bút. Hết tiền thì vận động xin con em quê hương Tuyên Hóa, những người đi ra làm ăn khấm khá tài trợ. Lấy cần cù bù khả năng mà 16 năm qua tôi đã làm được 10 tuyển tập. Đó là gia tài mà sau này tôi mất đi thì có cái cho hậu thế không quên vùng đất hào hoa và khí chất của vùng thượng sông Gianh”, nhà báo tay ngang Hồ Duy Thiện tâm sự.

Tất cả 10 tuyển tập đều một tay ông làm, đọc rà lỗi mới đưa đi in. Nhiều người nghiên cứu vùng đất Tuyên Hóa trong ngành Việt Nam học đều đánh giá tuyển tập của ông ngồn ngộn dữ liệu, lịch sử, địa lý, chất đầy không gian văn hóa dân gian bản địa. Bạn Hoàng Sỹ Hồng (định cư ở Pháp), khi làm luận văn về các nghĩa sĩ Cần Vương vùng Tuyên Hóa đã nghiên cứu 10 cuốn sách của ông và nhận xét: “Phải là người có nghị lực phi thường mới sưu tầm, biên soạn, khảo cứu mạch lạc như vậy. Câu chữ ngắn gọn, súc tích. Trình bày không rối rắm mà nhiều dữ kiện. Phải thật là mẫn tiệp mới có cách nhìn khoáng đạt để có 10 tập sách về một vùng đất như thế”.

Đọc tuyển tập Tuyên Hóa - Quê hương - Con người, nhà nghiên cứu văn hóa Văn Tăng (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) nhận xét: “Qua tuyển tập, thấy miền đất huyền thoại, bao nhiêu sự tích đẹp từ muôn đời truyền lại để con cháu hôm nay thuộc làu rồi viết lại trên sách báo, giờ có trách nhiệm anh gánh vác”. Không chỉ có 10 tuyển tập để đời như một pho dư địa chí, nhà báo không chuyên Hồ Duy Thiện còn xuất bản những bản sách Ký ức người lính, Một thời để nhớ, Ký ức thời gian do ông viết khi còn trong quân ngũ. Qua những cuốn nhật ký ngồn ngộn thông tin mà bạn văn là nhà thơ Lý Hoài Xuân nhận xét rằng: “Văn phong rõ ràng, khúc chiết. Câu chữ chuẩn mực, giản dị, có những đoạn giàu chất văn học, tính nhân văn cao”.

“Tôi viết cho quê hương, cho xứ sở. Viết đến khi nào không viết được nữa mới xong. Còn như hiện tại, mỗi ngày vẫn phải gõ cả ngàn chữ. Gõ xong để vậy, hôm nào rỗi đọc lại, sửa lại mới gởi đi đăng báo”, vừa nói ông Thiện vừa chỉ lên giá sách, khoe: Đã viết xong Lịch sử Đảng bộ của 10 xã vùng Tuyên Hóa, và đang viết Lịch sử chính quyền huyện Tuyên Hóa tập I (1945-2020).

Nhà báo Phan Phương (Báo Quảng Bình), người từng bám địa bàn huyện Tuyên Hóa dưới thời ông Hồ Duy Thiện đương chức chủ tịch huyện, kể: “Ông Thiện làm việc rất cụ thể. Khi đang tại chức, ông ghi lại những cách gặp dân, tối về hệ thống lại. Sau này nghỉ hưu, ông gặp những mảnh đời như vậy, nếu họ thoát nghèo ông viết bài khích lệ, nếu chưa thoát nghèo ông có hướng làm sao có chính sách tốt hơn. Có lẽ vì thế nên ông có năng lượng chữ nghĩa để làm những việc không phải người nào cũng làm được trong 16 năm nghỉ hưu như vậy”.

Có thể bạn quan tâm

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Đi qua đủ thăng trầm của nghề y, mái tóc điểm bạc, nhiều thầy thuốc vẫn miệt mài trên con đường chữa bệnh cứu người. Họ đi đến bất kỳ nơi đâu người bệnh cần với một tinh thần y khoa dấn thân và trách nhiệm truyền “lửa nghề” cho thế hệ kế cận.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) sẽ tới hạn phải hoàn thành. Mặc thời tiết khi thì nắng cháy da thịt, khi thì mưa trắng trời đất, những chiến binh áo cam vẫn vượt mọi thử thách để hoàn thành công trình ánh sáng…
Ký ức Đak Pơ

Ký ức Đak Pơ

(GLO)- Dấu mốc lịch sử đã chạm đến con số 70 năm kể từ ngày diễn ra trận giao thông chiến lớn nhất trong suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến của dân tộc ta, làm nên chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024). Chiến thắng lịch sử đó chưa hề mờ nhạt trong ký ức những người chiến sĩ Đak Pơ năm ấy.

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Sự may mắn trong lúc đi viết phóng sự chỉ đến khi chính mình đã kiên trì, gắng sức đeo bám nhân vật. Nếu nản lòng, bạn có thể sẽ bỏ qua một câu chuyện ý nghĩa, một con người thú vị, truyền cảm hứng cho cộng đồng…
Kon Plông thức giấc

Kon Plông thức giấc

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên 137.000 ha. Dân số toàn huyện trên 27.850 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ca Dong, Hre.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.