Nguồn lực để lương nhà giáo 'cao nhất'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, điều khiến lãnh đạo từ Bộ GD-ĐT đến các địa phương trăn trở nhất là chưa thực hiện được chủ trương "ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".

Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 nói trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn một lần nữa nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc chăm lo cho đội ngũ, nguồn lực đầu tư cho giáo dục cần tương xứng, nếu không chủ trương "giáo dục là quốc sách hàng đầu" vẫn chỉ dừng lại ở lời nói mà thôi.

Bên cạnh đó, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định lương nhà giáo sẽ được tính toán xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp khi cải cách tiền lương mới thực hiện từ 1.7.2024. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương mới sau năm 2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá, tăng GDP và chỉ đảm bảo đến năm 2026. Sau thời gian này, nếu không nỗ lực thì khó thực hiện tiếp chính sách tiền lương mới.

Vì vậy, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hằng năm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thời gian tới nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững. Trong đó tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước để có thêm nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

Không ít chuyên gia đã phát biểu "chính sách không vẽ được ra tiền", chỉ có năng suất lao động mới tạo ra của cải vật chất, tiền bạc và cần trả lương theo đúng vị trí việc làm, mức độ đóng góp. Cũng giống như các ngành khác, ngành giáo dục cần phải cơ cấu lại hệ thống các trường công lập; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; giảm biên chế thừa; cho nghỉ việc những người năng lực yếu kém… Làm được việc này năng suất lao động sẽ tăng, lương nhà giáo sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững. Không cần chính sách ưu đãi mang tính… ưu tiên ngành nghề. Nguồn lực nhà nước chỉ nên tập trung cho các địa bàn thực sự khó khăn chứ không trải đều như hiện nay.

Bản thân các địa phương cũng chủ động đề xuất điều này. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, bày tỏ mong muốn có hành lang pháp lý rõ hơn để quy định tự chủ trong giáo dục phổ thông công lập vì hiện mới có các cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục ĐH. Theo ông, ngành GD-ĐT Hà Nội đang tham mưu rất quyết liệt về vấn đề tự chủ cho trường công lập trên địa bàn TP. Sẽ tính toán về giá dịch vụ đối với GD-ĐT để góp phần giải quyết "nút thắt" trong việc thiếu biên chế, nguồn lực để tăng lương nhà giáo, phát huy vai trò tự chủ trong các trường học.

Không thể yêu cầu nhà giáo cống hiến với thù lao không đủ sống, nhưng để tăng lương họ cao nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn thì sự tính toán, sắp xếp phù hợp theo năng suất lao động, theo điều kiện kinh tế của từng địa bàn cũng là cách để nguồn lực nhà nước được sử dụng đúng và đủ.

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.