Người trẻ quan tâm cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không nên gán những nhận định như: vô cảm, lười vận động... cho tất cả người trẻ. Bởi vẫn có rất nhiều bạn trẻ luôn làm nên những điều có ích cho cuộc sống, xã hội.

Đó là chia sẻ của hầu hết những người trẻ chúng tôi tiếp xúc tại buổi tọa đàm Tư duy cải tiến và cách ứng dụng tư duy này vào các hoạt động cộng đồng, phi lợi nhuận của người trẻ do TeamX TP. HCM tổ chức.

 

Người trẻ chia sẻ kinh nghiệm làm dự án cộng đồng.
Người trẻ chia sẻ kinh nghiệm làm dự án cộng đồng.

Không khỏi bất ngờ khi một buổi tọa đàm về các hoạt động vì cộng đồng lại thu hút rất đông người trẻ đến tham dự. Họ ngồi chăm chú nghe các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm rồi lâu lâu lại ghi chép vào cuốn sổ để làm hành trang cho các dự án cộng đồng mà họ đang ấp ủ.

Nguyễn Thanh Ngân, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho biết: “Mình đã theo dự án tuyên truyền và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường được 2 năm, nhưng kết quả vẫn không được như mong ước. Mình đến đây với mong muốn học hỏi anh chị đi trước những kinh nghiệm quý báu để áp dụng vào dự án của mình”.

Còn Huỳnh Văn Thái, cựu sinh viên Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, kể: “Mình ra trường và đi làm được 3 năm, chuyển đủ ngành nghề từ nhân viên văn phòng, đến nhân viên marketing cho doanh nghiệp rồi nhận quản lý tại một quán cà phê... Công việc có thể nuôi sống được bản thân nhưng tự nhiên thấy mình vô dụng và hoang phí quãng thời gian tuổi trẻ. Trong khi đó, mình ấp ủ dự án dạy tiếng Anh cho trẻ em miền núi từ rất lâu rồi nhưng chưa tìm được hướng đi để dự án được bền lâu và hiệu quả”.

Thái cũng chia sẻ đã “tầm sư học đạo” rất nhiều anh chị đi trước và nhận thấy làm các hoạt động cộng đồng trong thời buổi hiện nay cần rất nhiều sáng tạo bên cạnh những trắc ẩn của bản thân.

Trước những băn khoăn, trăn trở của các bạn trẻ tại buổi tọa đàm, anh Phạm Vân Anh, người sáng lập ECO Vietnam Group, chuyên tổ chức các dự án học tập và phát triển cộng đồng, cho hay: “Điểm mạnh của người trẻ là rất nhiều ý tưởng nhưng điểm yếu là rất thiếu kiên nhẫn để đi với ý tưởng đó và cũng như cởi mở để nhận ra ý tưởng mới. Và khi làm chúng ta luôn mong những điều lớn lao cho xã hội nhưng cũng phải xem là nhân lực có đủ để làm hay không”.

Theo anh Vân Anh, hiện nay khi làm các dự án cộng đồng phải suy xét xem môi trường hoạt động có những thay đổi gì để chúng ta nhìn lại, đối chiếu lại dự án của mình. Để xem tổ chức cần phải làm gì, thay đổi như thế nào cho phù hợp với môi trường mà chúng ta đang làm. Từ đấy sẽ thúc đẩy sự cải tiến trong mỗi tổ chức, dự án.

Còn anh Lê Đình Hiếu (CEO tại GAP Institute) từng thành công với dự án dạy học cho trẻ câm điếc, cho rằng làm dự án cộng đồng là bám vào cộng đồng mà cộng đồng thì luôn thay đổi nên phải luôn thay đổi và không lúc nào là dừng lại, lúc nào cũng muốn bản thân phải cải tiến.

“Không những thế, khi các bạn nghĩ ra một dự án thì rất hoành tráng nhưng thường không đặt ra được câu hỏi là nếu các bạn dừng dự án giữa chừng và không hỗ trợ nữa vì một lý do nào đó thì dự án đó có tiếp tục được hay không hay lại trả về lại con số không. Vì thế, phải nghĩ đến tính lâu dài khi bắt tay làm một dự án vì cộng đồng”, anh Hiếu khuyên.

Lý giải về việc ngày càng nhiều người trẻ quan tâm đến các hoạt động cộng đồng, ở góc độ của một cô gái trẻ tâm huyết với hoạt động này, Minh Hà (thành viên TeamX), chia sẻ: “Trong thời đại mà kiến thức lý thuyết không còn là ưu tiên duy nhất, người trẻ bắt đầu hiểu rằng mình cần quan tâm song song cả những gì được dạy từ trang sách lẫn những kinh nghiệm thực tiễn. Qua hoạt động cộng đồng, người trẻ làm giàu thêm trải nghiệm cho bản thân, mở rộng mối quan hệ và quan trọng hơn hết là giúp ích được cho cộng đồng”.

Nữ Vương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.