Người trẻ đi học... cười

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những tưởng ai cũng có thể nở những nụ cười thật tươi, thật tự nhiên. Nhưng không phải vậy, thực tế có những người phải đi học lại cách cười.
Keiko Kawano dạy cách cười cho học viên. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH TRANG REUTERS

Keiko Kawano dạy cách cười cho học viên. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH TRANG REUTERS

Khi nụ cười trở nên gượng gạo

Hãng Reuters đưa tin ngày 4.6, nhiều người ở Nhật Bản đã và đang phải đi học lại cách cười. Lý do là sau chuỗi thời gian dài thường xuyên che khẩu trang vì sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, họ nhận ra khuôn miệng trở nên gượng gạo, để rồi nụ cười mất đi sự tự nhiên. Việc đi học lại cách cười như là cách nhằm thích nghi với thế giới không khẩu trang.

Người đứng lớp dạy cách cười là chuyên gia đào tạo nụ cười Keiko Kawano. Lớp học của Keiko Kawano thu hút hàng chục học viên. Trong giờ học, những học viên làm theo hướng dẫn, giơ gương soi lên mặt, dùng ngón tay kéo căng hai bên khóe miệng. Để họ có thể cười một cách tự nhiên chứ không phải cười theo kiểu không nâng cơ má hoặc thường chỉ mỉm cười.

Nhiều người trẻ đi học cách cười. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH TRANG REUTERS

Nhiều người trẻ đi học cách cười. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH TRANG REUTERS

Ngoài việc những người muốn lấy lại nụ cười tươi tắn, thì học viên của của Keiko Kawano còn có những người đang là nhân viên bán hàng ở các công ty. Họ đi học nhằm có thể thể hiện thái độ niềm nở hơn đối với khách hàng.

Nữ sinh viên Himawari Yoshida (20 tuổi) cho biết sở dĩ tham gia đăng ký học lớp "rèn luyện nụ cười" để chuẩn bị tham gia thị trường việc làm. "Tôi đã không sử dụng cơ mặt nhiều trong vài năm qua, do đó cần luyện tập trở lại", Himawari Yoshida giải thích.

Keiko Kawano cho rằng: "Tôi nghĩ mọi người ngày càng có nhu cầu mỉm cười nhiều hơn. Ngoài để lại ấn tượng tốt khi giao tiếp thì nụ cười còn giúp mỗi cá nhân cảm thấy tích cực hơn. Tôi muốn mọi người dành thời gian mỉm cười một cách có ý thức vì sức khỏe thể chất và tinh thần của họ".

Nhiều người trẻ quên cách cười sau thời gian "sống cùng khẩu trang". Ảnh: PHONG LINH

Nhiều người trẻ quên cách cười sau thời gian "sống cùng khẩu trang". Ảnh: PHONG LINH

Người trẻ quên cười

Ở Việt Nam, câu chuyện nụ cười cũng là điều đáng bàn. Lê Thị Hoài Xuân (29 tuổi), phụ trách tuyển dụng của một công ty về du lịch trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM, cho biết trong quá trình tiếp xúc với những người trẻ, cũng như giao tiếp thường xuyên với nhân viên ở công ty, đôi khi chị ngỡ ngàng vì có những ngày... chẳng thấy ai cười.

"Có thể vì áp lực công việc, vì những chuyện stress mà nụ cười dần vắng bóng", Xuân nói.

Huỳnh Thanh Hải (24 tuổi), đang làm việc ở Công ty TNHH Thế kỷ số, Q.Tân Bình, TP.HCM, cũng kể nhiều khi đi làm trong sự căng thẳng tột độ, vì nhìn đâu cũng thấy những gương mặt nghiêm túc, bí ẩn và lạnh lùng. "Lắm lúc vì muốn phá tan bầu không khí ngột ngạt bằng cách kể chuyện vui vui nhưng chẳng ai hưởng ứng. Họ mải mê cho những báo cáo, kế hoạch, công việc...", Hải kể và nói thêm: "Khi cuộc sống thiếu vắng những nụ cười thì khá buồn".

Hãy cười, vì đó là cách thể hiện sự thân thiện và giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi trở nên cởi mở, thoải mái và dễ chịu hơn. Ảnh: PHONG LINH

Hãy cười, vì đó là cách thể hiện sự thân thiện và giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi trở nên cởi mở, thoải mái và dễ chịu hơn. Ảnh: PHONG LINH

Đặng Thụy My (25 tuổi), tiếp viên hàng không một hãng bay nội địa, cho biết đã từng có quãng thời gian "sống cùng khẩu trang" nên đã quên mất cách cười. Khi trao đổi với khách, dẫu có cười, cũng chỉ là những nụ cười được che dấu đằng sau lớp khẩu trang. Đấy là chưa kể những ngày căng thẳng vì dịch Covid-19, những nụ cười đã dần dần ít hơn và... tắt hẳn.

"Đến khi được làm việc trở lại, mình đã phải tập cười nhiều hơn. Tập cười ngay cả lúc ở nhà, để khi cười với khách được tự nhiên nhất", My chia sẻ.

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Nhật Thịnh, Trung tâm tư vấn tâm lý An Nam, TP.HCM, chuyện "vắng bóng nụ cười" là hiện tượng có thật trong cuộc sống ngày nay.

"Tôi từng đến bệnh viện ở Q.5 để lấy phiếu hẹn giờ khám. Tôi cười chào nhân viên của bệnh viện, nhưng chỉ được đáp lại bằng một ánh mắt khá lạnh lùng. Khi tôi đến ngân hàng mở thẻ ATM, tôi cũng phát hiện ra nhiều nhân viên "tiết kiệm nụ cười" với khách hàng. Tôi đi công chứng giấy tờ hay đến các cơ quan nhà nước, cũng nhận ra còn tồn tại việc những nhân viên nhà nước... ít cười", ông Thịnh cho biết.

Ông Thịnh cho rằng dù cuộc sống có những lý do dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, nhưng cũng đừng vì thế mà làm cái cớ cho việc "quên cười".

"Khi giao tiếp với nhau (kể cả nói chuyện, người bán - người mua, người làm hồ sơ - người xử lý hồ sơ...), nếu không cười, để gương mặt kiểu lạnh nhạt sẽ khiến đối phương cảm thấy lo lắng, sợ sệt. Việc không cười có thể khiến người khác nhầm tưởng là vô tâm và vô tình làm tổn thương họ", ông Thịnh nói.

Vì lẽ đó, ông Thịnh mong rằng: "Mọi người nên trao nhau những nụ cười. Đó là cách thể hiện sự thân thiện và giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi trở nên cởi mở, thoải mái và dễ chịu hơn. Hiển nhiên, tùy vào đối phương mà có cách cười hợp lý. Chứ không phải gặp ai cũng cười nắc nẻ, há miệng to... Để nụ cười trở nên duyên dáng và tự nhiên nhất có thể kết hợp với một ánh mắt nheo vừa phải, thả lỏng quai hàm".

Có thể bạn quan tâm

Trao đi những giọt máu hồng

Trao đi những giọt máu hồng

(GLO)- Ngày 5-4 tới, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh Gia Lai sẽ tổ chức ngày hội hiến máu hưởng ứng Ngày toàn dân HMTN (7-4) với mục tiêu phấn đấu tiếp nhận tối thiểu 500 đơn vị máu an toàn.
Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp

Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhiều đoàn viên, thanh niên ở Gia Lai đã có những việc làm hay, hành động đẹp, góp phần lan tỏa lối sống tích cực và nhân văn đến cộng đồng.
Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.