Người đã mắc biến thể BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, do vậy những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

 Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)


Theo đánh giá của Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia châu Âu liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biển chúng Omicron.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.

Làn sóng bùng phát mới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số ca COVID-19 trên toàn cầu tăng 30% trong 2 tuần trở lại đây. Nguyên nhân là do 2 dòng biến thể phụ BA.4, BA.5 gây ra làn sóng bùng phát mới.

Giáo sư Phan Trọng Lân-Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều người dân sau khi tiêm vaccine mũi cơ bản hoặc đã từng mắc COVID-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vaccine mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vaccine cho trẻ em.

Theo giáo sư Phan Trọng Lân, đến tháng 2/2022, Việt Nam gần như đã bao phủ được hết các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 cơ bản. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Như vậy, miễn dịch đối với những người này đã giảm, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi còn giảm hơn nữa.

Theo các chuyên gia, hiện nay vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Do đó, cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.756.254 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.530 ca nhiễm).

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở Việt Nam là: 9.780.172 trường hợp; trong số bệnh nhân đang giám sát, điều trị, có 30 ca thở oxy.

Vaccine được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu

Giáo sư Phan Trọng Lân cho biết hiện nay vaccine COVID-19 được Bộ Y tế cung cấp đầy đủ theo nhu cầu, theo chỉ định và được vận chuyển tới các địa phương. Nơi nào chưa tiêm chủng đầy đủ, nơi đó có nguy cơ virus xâm nhập.

Hiện nay, các điểm tiêm chủng rất đa dạng, người dân có thể tiếp cận gần nhất các điểm tiêm tại các trạm y tế xã, phường, sau đó đến các cơ sở tiêm chủng khác. Đặc biệt, ở những nơi đi lại khó khăn, ngành y tế và các địa phương cũng đã có hình thức tiêm chủng lưu động, tiêm tại nhà.

Tại các xã, phường, thông qua hệ thống loa phường cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tại địa phương, với tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, người dân hoàn toàn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc đến các xã, phường để được tư vấn và tiêm ngay nếu sức khỏe bảo đảm.

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 11/7, cả nước đã tiêm 236.111.209 liều vaccine COVID-19, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 207.970.937 liều: Mũi 1 là 71.479.716 liều; Mũi 2 là 68.896.750 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.511.880 liều; Mũi bổ sung là 14.221.416 liều; Mũi nhắc lại lần 1 - mũi 3 là 46.390.199 liều; Mũi nhắc lại lần 2 - mũi 4 là 5.470.976 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 18.825.450 liều: Mũi 1 là 9.006.023 liều; Mũi 2 là 8.660.299 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 1.159.128 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi là 9.314.822 liều: Mũi 1 là 6.518.247 liều; Mũi 2 là 2.796.575 liều;

Đối với tiêm vaccine mũi 3 cho nhóm từ 18 tuổi trở lên đạt tổng số có 46.390.199 mũi tiêm (69,2%).

Bộ Y tế dự báo số mắc COVID-19 thời gian tới có thể tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Để chủ động phòng, chống dịch, kiên quyết không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động phòng, chống dịch bệnh, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu; triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine COVID-19, giao chỉ tiêu tiêm chủng tới tận cấp huyện, cấp xã…

Theo T.G (Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?