Nhà của Phi Tuyết hài hòa trong nhịp sống yên bình và mát mẻ của thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng). Hơn 3 năm qua, đây là chốn về khơi nguồn cảm hứng viết cho Phi Tuyết.
Nữ nhà văn ao ước có ngôi nhà của mình từ rất sớm. Cơ hội đến vào 4 năm trước, khi cô tìm mua được mảnh đất ưng ý với giá chỉ 180 triệu đồng cho 65 m2, nằm trong một ngõ cụt. Thường với diện tích này, người ở đây sẽ dành toàn bộ xây nhà, nhưng Phi Tuyết chỉ xây 3/4 diện tích, còn lại làm vườn.
Cô đã sưu tầm rất nhiều mẫu nhà khác nhau và tìm nhiều đội thợ khác nhau, cuối cùng chọn được một đội thợ báo giá rẻ nhất. Chi phí có hạn nên nhà không có vật liệu gì đặc biệt, song cô dặn thợ trét bê tông bên ngoài nhà thành "giả gỗ", các ô cửa sắt màu trắng giống gỗ và sàn nhà màu đen, sơn nhà màu đậm giúp ngôi nhà khác lạ ở trong vùng. Sau hai lần xây sửa hết tổng cộng 110 triệu đồng.
Cô chủ nhỏ cũng thử khá nhiều phong cách khác nhau cho khu vườn trước nhà. Nhưng tận tới khi chuyển sang trồng cỏ Nhật - đẹp, sống khỏe, ít phải tưới - Phi Tuyết mới ưng ý. Vườn nhỏ nhưng có nhiều cây cảnh, hoa, cây leo, cho cảm giác như "lạc vào rừng".
Đồ nội thất trong nhà hầu như không phải mua gì vì đều tích cóp được từ khi cô ở trọ và kinh doanh cà phê mang về. "Bạn bè mình thích đến đây. Người yêu mình trầm trồ lần đầu tới thăm, nhờ nó mà anh ấy yêu quý cả thành phố núi bé nhỏ này và mong muốn đầu tư vào đây. Một số hàng xóm đi qua hay ghé vào chơi, ai cũng ngỏ ý 'ước gì hồi ấy xây nhà cũng chừa đất làm vườn'", Tuyết chia sẻ.
Trải qua bao năm ở nhà thuê, tới khi có nhà riêng Phi Tuyết càng thấm câu "an cư lạc nghiệp". Có điều để "an cư", nhiều người thường chọn cách làm việc vất vả, tích cóp cả đời để xây nhà thật to, riêng cô có suy nghĩ khác. "An cư tức là có một nơi lui về sớm hôm và cho điểm tựa để vươn ra xa hơn. Vì thế, càng sớm có nhà bao nhiêu càng dễ có cuộc sống độc lập và hạnh phúc bấy nhiêu", Phi Tuyết nói. Cô chuẩn bị xây ngôi nhà thứ 2 cũng theo phong cách này.
(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.
(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.
(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.
Do bãi tập kết rác thải nằm trên đỉnh đồi cao, sau nhiều ngày mưa, đất đá và một lượng lớn rác bị sạt lở, trôi xuống vùi lấp vườn càphê dọc theo triền đồi bên dưới tại xã Xuân Trường, Đà Lạt.
Ngày 13.10, Công ty TNHH SOLRISE Nhơn Phú tổ chức lễ cất nóc tháp CTA3 tại công trường dự án nhà ở xã hội Nhơn Phú 2, đường Tây Sơn, P.Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn (Bình Định).
(GLO)- Ngày 6-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 102/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có Báo cáo số 297/BC-UBND về nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đak Đoa (mở rộng) đến năm 2030.
(GLO)- Thực hiện phong trào toàn dân chung tay xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp, các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm phù hợp.
Tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao việc từ năm 2001.
"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.
(GLO)-Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 471/QĐ-UBND ngày 19-9-2024 về việc công bố Danh mục gồm 2 thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Gia Nghĩa đang dần biến những mục tiêu, khát vọng thành hiện thực, xứng tầm là đô thị hạt nhân, làm động lực phát triển cho các tiểu vùng tỉnh Đắk Nông.
Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.