Ngôi nhà nằm giữa núi rừng gây ngạc nhiên vì quá đẹp và thơ mộng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo đuổi phong cách hoang dã, tự nhiên không phải là xa lạ nhưng nằm giữa rừng, tắm lộ thiên và sử dụng chất liệu đá để thiết kế thì ngôi nhà quả là đỉnh cao rồi.

Nếu chỉ nghe nói như vậy thôi thì bạn sẽ nghĩ ngôi nhà này như một nơi ở tạm bợ của người thổ dân đúng không. Nhưng hoàn toàn ngược lại nhé, ngôi nhà này trông cực kỳ hiện đại, phóng khoáng và rộng rãi. Nếu di dời ngôi nhà này vào thành phố chắc bạn phải mất triệu đô mới sở hữu được một căn giống như thế này. Tuy nhiên, người chủ nhân của ngôi nhà quá yêu thích việc sống gần gũi với thiên nhiên nên đã cố tình thiết lập hẳn một đế chế của riêng mình ngay giữa núi rừng.

 

 

Ngôi nhà sáng tạo này nằm ở Đảo Swan, Victoria, Úc, được thiết kế năm 2016 bởi kiến trúc sư có tên Bower.
 

 

Ngôi nhà được thiết kế nhìn ra ngoài không gian núi rừng nhờ những tấm gương to lớn đặt vào thay các bức tường. Từ góc này nhìn lên tầng hai bạn có thể trông thấy một thiết kế tủ sách khá lớn.
 

 

Ngôi nhà được thiết kế theo hai chất liệu chủ đạo là gỗ và gạch đá mịn. Toàn bộ sàn nhà được chủ nhân chọn sử dụng đá màu sáng để dung hòa với lượng ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào.
 

 

Thay vì xây những bức tường cổ điển thì chủ nhân đã biến nơi đây thành một khu nhà đá nhờ những bức tường kiến cố độc lạ như thế này. Một điểm nhấn khá thú vị của cả ngôi nhà.
 

 

Những góc nhỏ được chủ nhân khéo léo bày biện và lấp đầy bằng những thiết kế gỗ nhỏ đựng đồ vật hay đồ gia dụng dành cho sinh hoạt cá nhân của gia đình.
 

 

Nhà tắm tiếp tục được xây dựng dựa trên chất liệu gạch đá mát lạnh vừa sạch sẽ lại hiện đại, phong cách.
 

 

Một khu vực tắm tiên được bố trí ngay sát bên ngoài của ngôi nhà với các tấm gỗ được dựng lên bao quanh để che chắn. Chủ nhân đã cho sơn màu gỗ thành xanh dương để trông nó như một bãi biển thu nhỏ vậy.
 

 

Xung quanh là cảnh núi rừng hùng vĩ thế này thì cảm giác tắm tiên sẽ tuyệt vời và thú vị lắm nhỉ.
 

 

Không gian của ngôi nhà đặc biệt này với phần diện tích bao quanh khá lớn khiến người nào nhìn thấy cũng phải phát “thèm thuồng”.

Theo trithuctre

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.