Ngôi làng của những người tí hon ở Iran

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngôi nhà cao chưa đầy 2m ở làng Makhunik không chỉ phù hợp với chiều cao khiêm tốn của người dân, mà còn giúp họ ngụy trang tốt hơn.
Một ngôi nhà của người tí hon làng Makhunik. Ảnh: pinterest.
Một ngôi nhà của người tí hon làng Makhunik. Ảnh: pinterest.
Ở vùng xa xôi của miền nam tỉnh Khorasan, Iran, gần biên giới Afghanistan, là một ngôi làng có lịch sử hai thế kỷ, nơi sinh sống của tộc người lùn. Đặc điểm nhận biết nơi họ sinh sống là kiến trúc độc đáo của khoảng 200 ngôi nhà. Trong số đó có tới 70 - 80 ngôi nhà có độ cao chưa đầy 2 m và cửa vào hẹp khiến người bình thường khó bước vào mà không cúi đầu. Một số ngôi nhà chỉ cao 1,4 m, tính từ sàn tới trần. 
Hôn nhân cận huyết, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và nguồn nước uống nhiễm thủy ngân đã khiến cho cư dân ở làng Makhunik chỉ cao khoảng 50 cm. 
Hàng thế kỷ qua, tổ tiên của người Makhunik đã sống hoàn toàn tách biệt với thế giới hiện đại. Khu vực họ sống là một nơi hoang vắng và cằn cỗi khiến việc trồng trọt, chăn nuôi gia súc rất khó khăn. Chà là, củ cải, ngũ cốc, lúa mạch là những loại cây ít ỏi mà họ trồng được. Thực đơn của họ có một số món chay đơn giản như kashk-beneh (làm từ sữa và một loại quả hạt dẻ được trồng ở vùng núi), và pokhteek (hỗn hợp whey khô và củ cải).
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao hạn chế của người dân Makhunik. Môi trường sống tách biệt khiến họ chỉ có thể kết hôn với những người trong họ hàng, hình thành các gene xấu, trong đó có gene tạo ra kiểu người lùn. 
Chiều cao hạn chế không phải là lý do duy nhất để những người dân Makhunik xây nhà nhỏ như vậy. Kiến trúc này tốn ít vật liệu hơn, dễ sưởi ấm vào mùa đông và mát mẻ hơn khi vào hè so với nhà lớn. Ngoài ra những ngôi nhà nhỏ dễ dàng hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên, giúp họ không bị kẻ thù phát hiện và đánh chiếm. 
Quang cảnh ngôi làng Makhunik. Ảnh: Mohammad M Rashed.
Quang cảnh ngôi làng Makhunik. Ảnh: Mohammad M Rashed.
Vào giữa thế kỷ 20, khu vực này từng phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của các con đường lớn giúp người dân di chuyển mua bán thực phẩm tốt hơn. Bữa cơm của họ có thêm cơm và thịt gà. Trẻ em lớn lên khỏe mạnh và cao hơn cha mẹ ông bà chúng, nhờ đó số lượng người lùn giảm đi.  
Hầu hết 700 người dân làng Makhunik hiện nay có chiều cao bình thường. Họ đã rời những ngôi nhà nhỏ của tổ tiên để chuyển qua sống trong những ngôi nhà xây bằng gạch. Tuy nhiên điều kiện sống của họ chưa được cải thiện nhiều, nông nghiệp vẫn kém phát triển vì hạn hán. Lớp trẻ đi tới các thành phố gần đó để làm việc, phụ nữ trong làng chủ yếu làm nghề dệt. Những người lớn tuổi thì sống nhờ vào nguồn hỗ trợ của chính phủ.
Kiến trúc đặc biệt của các ngôi nhà trong làng Makhunik và di sản của họ mang lại tiềm năng trong ngành du lịch. Người dân ở đây hy vọng tương lai sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. 
Hương Chi (Amusing/VNE)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.