Nghĩ về nỗi đau...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong cuộc đời mỗi con người, hẳn ai cũng có hơn một lần phải hứng chịu nỗi đau, cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy không giống nhau nhưng chúng đều dễ dàng khiến ta sợ hãi, tệ hơn nữa là gục ngã trong tuyệt vọng. Vậy nên sẽ hiếm có người nghĩ về giá trị tích cực của nỗi đau...

Trong tương quan so sánh với niềm hạnh phúc mà cho rằng nỗi đau có những mặt tích cực thì nghe có vẻ khó chấp nhận, nhưng kỳ thực, nếu như chưa từng tồn tại nỗi đau thì liệu con người ta có biết trân trọng niềm hạnh phúc? Và cuộc sống có còn ý nghĩa thực sự khi không còn ai có nỗi đau để mà cảm nhận?

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Như tôi, mắc phải căn bệnh ung thư đã gần 9 năm, có những lúc chứng viêm tụy cấp ập đến, đau đến run người, mất kiểm soát và đến quên... cười. Nhưng cũng từ trong cơn đau ấy, tôi thấy mình không cô đơn vì được sống trong tình yêu thương của bao người. Tôi bớt chủ quan về sức khỏe của mình và tiết chế công việc một cách phù hợp hơn. Trên hết là thêm trân quý bữa cơm đạm bạc bên cha, giấc ngủ yên bên mẹ những khi cơn gió lành thoảng qua và cơn đau dịu lại.

Mỗi sớm, tôi trở dậy, thấy mình vẫn cười. Đối với một bệnh nhân K. như tôi mà nói, đó là một sớm bình yên. Tôi chưa bao giờ đặt cuộc đời mình bên cạnh cuộc đời của những con người khỏe mạnh để thấy mình bất hạnh, tôi luôn đặt bản thân cạnh vô vàn những bệnh nhân ung thư đã ra đi để thấy mình còn quá nhiều may mắn. Thực lòng, tôi không có nhiều thời gian để lý giải vì sao đến giờ mình vẫn sống, lại rất khỏe và vui, sau ngần ấy năm dùng tuổi thanh xuân quý giá để chiến đấu với sự tàn khốc của ung thư. Tôi dành tất thảy để làm một việc ý nghĩa nhất cuộc đời mình là dám sống. Có ai đó đã nói rằng: Sự thử thách của lòng can đảm không phải là dám chết, mà là dám sống. Và tôi càng không muốn tự hủy hoại cuộc đời mình bằng việc nhắc nhiều đến hai từ “số phận”...

Tôi đã đọc (nghe) quá nhiều câu chuyện đau thương trên đài, báo và ở xung quanh tôi nữa: một người cha kết liễu cuộc đời con trai mình chỉ vì túng quẫn trong mối quan hệ với gia đình, một em học sinh chọn cái chết để kết thúc chuỗi ngày chịu đựng vô số áp lực trong học tập… Chúng ta thấy gì ở đó ngoài mất mát và chia ly? Những nhân vật trong câu chuyện ấy, chắc chắn, họ đã từng rất đau đớn. Chỉ có điều, tôi không dám đồng tình với cách lựa chọn cái chết để kết thúc nỗi đau. Vì chọn cái chết tức là đã đầu hàng và gục ngã. Con người cứ nghĩ rằng nỗi đau có thể kéo dài mãi mãi, thành ra hèn nhát và buông xuôi mà không hề biết rằng điều cần học là lòng dũng cảm, không sợ hãi trước nỗi đau.

Sẽ thật hoa mỹ khi cho rằng: Sự đau đớn dù ở thể xác hay tinh thần đều là những trải nghiệm đáng có trong cuộc đời. Nhưng ngẫm cho thật kỹ thì xem chừng có lý. Trong cơn đau, sẽ có lúc chúng ta nhận ra chính bản thân mình là người duy nhất có thể chữa lành cho mình những vết thương, dù ngoài kia có biết bao người sẵn lòng đồng cảm, yêu thương và chia sẻ. Người vượt lên chính mình tức là người chọn cách đương đầu với nỗi đau. Và đó hẳn là những người trưởng thành thật sự.

Quay trở về với câu chuyện của chính tôi 9 năm về trước, một cô bé 17 tuổi đứng ở hành lang bệnh viện và ngơ ngác không hiểu sao ung thư lại ập đến với mình mà chưa hề hay biết rằng: Ở ngoài kia, có hàng triệu con người đang oằn mình chống chọi với căn bệnh quái ác ấy. Có lẽ khi đau, chúng ta chỉ kịp nghĩ đến nỗi đau của bản thân mình mà quên mất nỗi đau của người khác, từ đó thấy mình đơn độc. Ngược lại, nếu mở lòng ra nhìn ngắm và thấu hiểu nỗi đau của ai khác thì sẽ thấy nỗi đau của mình chỉ là một vết xước thật nhỏ, rồi sẽ lành theo tháng năm.

Nỗi đau là một phần của cuộc sống mà con người chúng ta không thể nào chối bỏ. Ai cũng mong cầu hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng không phải ai cũng có được những hạnh phúc chân chính nhờ lòng can đảm vượt qua nỗi đau và nhận thức được giá trị tích cực của chúng. Thêm một nỗi đau là thêm một chút kiên cường và bớt đi một phần yếu đuối. Vậy nên, dành chút thời gian nghĩ về nỗi đau cũng là cách làm cho cuộc sống trọn vẹn hơn…

Lữ Hồng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

Gia Lai đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số

(GLO)- Theo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai, Tháng Hành động Quốc gia về dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay có chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc". Tỉnh Gia Lai sẽ đẩy mạnh truyền thông trong tháng hành động.

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền phòng-chống mua bán người cho cán bộ Đoàn huyện Đak Đoa

(GLO)- Sáng 10-12, tại Hội trường 20-10 (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), Văn phòng Bộ Công an phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn tổ chức chương trình tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về phòng-chống mua bán người dành cho cán bộ Đoàn cơ sở.

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.