Nghĩ từ câu chuyện "Người ăn trộm nổi tiếng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian vừa qua, báo chí đưa những hình ảnh đau thương về lũ lụt, sạt lở đất ở miền Trung với nhiều câu hỏi về phá rừng, chặn nguồn làm thủy điện, một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều đó khiến tôi chợt nhớ đến câu chuyện “Người ăn trộm nổi tiếng”.
Chuyện rằng, nước Tề có 1 người họ Quốc rất giàu có. Nước Tống có 1 người họ Hướng rất nghèo. Người họ Hướng lặn lội sang nước Tề hỏi người họ Quốc về cách làm giàu. Người họ Quốc bảo: “Ta chỉ khéo ăn trộm thôi. Ban đầu, ta ăn trộm 1 năm thì đủ dùng, 2 năm thì có dư, 3 năm thì giàu có. Từ đó, ta đem của cải một phần đi cứu giúp người nghèo và trả lại một phần cho những nơi mà ta ăn trộm”.
Người họ Hướng nghe xong thì rất vui mừng. Nhưng khốn nỗi, anh ta chỉ nghe được câu chuyện ăn trộm mà không hiểu cách ăn trộm ra sao. Khi trở về nước, người họ Hướng bèn nghĩ cách ban đêm trèo tường vào nhà người ta lấy trộm. Anh ta ăn trộm không lâu thì bị bắt quả tang, bao nhiêu của cải lấy trộm được bị tịch thu sạch.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi ra tù, anh chàng họ Hướng bèn đi tìm người ăn trộm họ Quốc để trách mắng. Người họ Quốc hỏi: “Anh ăn trộm như thế nào?”. Người họ Hướng bèn kể lại cách ăn trộm của mình. Nghe xong, người họ Quốc bèn nói: “Cách ăn trộm của anh sai lầm đến thế ư? Nay tôi bảo cho anh biết: Trời có bốn mùa. Đất có sản vật. Thứ mà tôi ăn trộm là bốn mùa của trời, sản vật của đất. Tôi đi cấy lúa trồng cây, xây tường làm nhà. Trên cạn thì tôi nuôi chim thú dưới nước thì tôi giăng lưới bắt tôm cá, rùa, ba ba… Nào hoa màu, cây cối, đất cát, chim muông, tôm cá, ba ba… là của trời sinh ra cả, nào có phải của ta đâu. Mình dù có săn bắt nuôi trồng thì cũng phải tuân theo lẽ trời, không làm tổn hại đến trời, đến biển, đến đất đai… Còn như vàng bạc, của cải trong nhà người ta là của riêng người ta. Anh ăn trộm những thứ của riêng người khác mang phải tội là đúng, còn trách ai chứ?!”.
Câu chuyện của người ăn trộm nổi tiếng họ Quốc có từ 2.500 năm trong luận thuyết của Lão Tử.
Ngày nay, phải chăng chúng ta cũng đã học cách “ăn trộm” của người họ Quốc là nuôi trồng cấy hái, khai thác mọi thứ trên đất đai, trời biển, nhưng hình như nhiều người trong chúng ta chỉ nhớ cái cách làm giàu mà quên đi sau khi “ăn trộm” của trời đất để trở nên giàu có, rồi không làm cái việc mà anh chàng họ Quốc đã làm là phải tuân theo lẽ trời, phải trả lại một phần cho những nơi mà ta lấy trộm và chia một phần cho người nghèo.
Một số nơi khai thác cạn kiệt tài nguyên nhưng sau đó không đầu tư để trồng lại cây, cấy lại cỏ, không đầu tư để bảo vệ môi trường, bảo vệ cho trời đất được trong lành, cho môi trường sống được hài hòa. Như vậy có khác chi cách lấy trộm của anh chàng họ Hướng đâu! Như vậy thì làm sao chúng ta có được chất lượng cuộc sống hàng ngày tốt đẹp được! 
DƯƠNG KỲ ANH

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.