Nghị lực của một thí sinh khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bị khuyết tật bẩm sinh nhưng em Bùi Văn Cường (lớp 12A7, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, huyện Ia Grai) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chăm chỉ học tập và tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2019 với mong muốn trở thành một người có ích cho xã hội.

Trong những ngày thi, em Bùi Văn Cường (bìa phải) luôn có sự đồng hành của bố. Ảnh: T.B
Trong những ngày thi, em Bùi Văn Cường (bìa phải) luôn có sự đồng hành của bố.
Ảnh: T.B


Kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, các thí sinh tại điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng như cởi được gánh nặng, vui mừng ùa ra cổng trường, tíu tít bên người thân. Trong khi đó, Cường lặng lẽ tập tễnh từng bước chân, chầm chậm đến chỗ bố đang chờ sẵn ở cổng trường.


Ông Bùi Văn Viễn-bố em Cường-cho biết: “Tôi có 3 đứa con, Cường là con cả. Lúc Cường mới sinh được 1 tháng, quan sát thấy tay và chân bên trái của cháu không cử động, còn tay và chân bên phải thì vận động nhiều. Đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi ở Hà Nội, các bác sĩ cho biết, Cường bị liệt dây thần kinh số 9 nên nửa thân bên trái không được bình thường. Mặc dù chữa trị khắp nơi nhưng không thể giúp cháu trở thành người bình thường như bao người khác. Chân cháu Cường đi hơi tập tễnh, tay co quắp và mắt trái chỉ có thể nhìn ở khoảng cách 1 m trở lại”.


Bỏ qua khiếm khuyết của bản thân, Cường rất ham học và đều đặn đến lớp. Suốt 12 năm học, Cường chưa bao giờ tự ý nghỉ học, trừ những lúc đau ốm. Em tâm sự: “Em bị khiếm khuyết về ngoại hình nhưng nhất định không chịu để mình khiếm khuyết về nhận thức. Được sự động viên, yêu thương của bố mẹ, em nỗ lực để đến trường mỗi ngày, tự tin hòa nhập cùng các bạn”.


Tại kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Cường dự thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Tổ hợp Khoa học xã hội với nguyện vọng vào Trường Đại học Quy Nhơn hoặc Đại học Vinh. Chia sẻ về kỳ thi này, Cường cho biết: “Em xét tuyển nguyện vọng khối C với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và đều hoàn thành bài thi. 2 môn Địa lý và Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm với 40 câu. Dù đã ôn tập kỹ nhưng em cũng phải đánh “lụi” 5-7 câu. Trong đề thi Ngữ văn, do đã được các thầy cô ôn tập nên em làm cũng tương đối. Em khá thích phần nghị luận xã hội nói về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống, liên hệ có phần giống với bản thân em. Dù bị khuyết tật, em vẫn muốn được học tập, sau này có cơ hội tìm một công việc phù hợp để nuôi sống bản thân và phụ giúp bố mẹ”.


Nghe con chia sẻ, ông Viễn khẽ mỉm cười. Theo ông Viễn, mặc dù kết quả học tập của con qua các năm không thực sự nổi trội, thành tích chỉ trung bình khá nhưng điều ông tự hào chính là nghị lực của Cường. “Nhà ở cách xa điểm thi 10 km, Cường đến trường bằng xe đưa đón học sinh. Những ngày thi, tôi chở con đến điểm thi và ngồi đợi trước cổng trường, động viên con bình tĩnh, không áp lực. Dù kết quả thi này tốt hay không, tôi vẫn hãnh diện về con mình”-ông Viễn chia sẻ.


Lúc chia tay chúng tôi, Cường cười lạc quan: “Vậy là em đã hoàn thành kỳ thi quan trọng sau 12 năm chăm chỉ học tập. Dù kết quả có thế nào thì em cũng đã cố gắng hết sức mình. Nếu không đậu đại học, em cũng không quá buồn mà sẽ đăng ký học nghề rồi kiếm việc làm phù hợp”. Với sự lạc quan đó, tin tưởng phía trước dù có khó khăn thì Cường cũng sẽ nỗ lực vượt qua. Bởi lẽ, cuộc sống luôn có đường đi cho những người giàu ý chí.


Thủy Bình
 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Nhiều bạn trẻ tham gia khóa tu đầu năm

Không du xuân bằng những chuyến đi xa, không ồn ào, náo nhiệt, một số bạn trẻ lựa chọn tham gia khóa tu ngắn hạn như một cách để cân bằng cuộc sống, tìm kiếm những điều tích cực để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.

Ngôn ngữ của tình yêu

Ngôn ngữ của tình yêu

(GLO)- Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ngày lễ Valentine. Trong đó có chuyện kể rằng, thuở xưa, ở xứ sở xa xôi có một hoàng đế độc tài ra lệnh cấm nam nữ yêu nhau. Bất chấp lệnh cấm của nhà vua, một linh mục có họ là Valentine đã bí mật tác hợp cho những cặp tình nhân nên duyên vợ chồng.

Rộn ràng “Hội trại tòng quân”

Hội trại tòng quân năm 2025

(GLO)- Sáng 12-2, tại 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đồng loạt khai mạc “Hội trại tòng quân” năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên 2.875 công dân của tỉnh hăng hái lên đường nhập ngũ, góp sức trẻ bảo vệ Tổ quốc.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Em Trần Thị Thảo luôn nỗ lực trong học tập. Ảnh: N.T

Nữ sinh khuyết tật mơ ước trở thành luật sư

(GLO)- Mất đi một chân do tai nạn giao thông nhưng nữ sinh Trần Thị Thảo (SN 2005, lớp 12A5, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên kỳ tích cho hành trình học tập của mình bằng sự nỗ lực vượt khó, tinh thần lạc quan và nuôi dưỡng ước mơ trở thành luật sư trong tương lai.

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

Thành Đoàn Pleiku tặng quà, trao thẻ đoàn viên cho 50 thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ

(GLO)- Tối 8-2, tại Đền tưởng niệm mộ liệt sĩ Hội Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Thành Đoàn Pleiku phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku tổ chức chương trình gặp mặt, tuyên dương thanh niên lên đường nhập ngũ và lễ trao thẻ đoàn viên năm 2025.