Ngày Tết đầu tiên năm Nhâm Dần: Thêm 11.023 ca COVID-19; gần 40.000 F0 khỏi bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/2- tức mùng 1 Tết Nhâm Dần của Bộ Y tế cho biết, có 11.023 ca mắc COVID-19, giảm gần 1.700 ca so với hôm qua; Hà Nội vẫn tiếp tục nhiều nhất, thứ 2 là Đà Nẵng; Trong ngày có gần 40.000 F0 khỏi bệnh.


Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 31/01 đến 16h ngày 01/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.023 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 11.011 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.626 ca so với ngày trước đó) tại 55 tỉnh, thành phố (có 7.303 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.705), Đà Nẵng (783), Hải Phòng (496), Quảng Nam (475), Bình Định (444), Thanh Hóa (412), Phú Thọ (388), Hưng Yên (355), Bắc Ninh (342), Nam Định (330), Hải Dương (293), Nghệ An (270), Thái Nguyên (246), Hòa Bình (229), Bắc Giang (229), Vĩnh Phúc (207), Thái Bình (198), Ninh Bình (177), Lâm Đồng (173), Hà Nam (160), TP. Hồ Chí Minh (155), Bình Phước (154), Quảng Ninh (116), Quảng Bình (112), Lào Cai (106), Tây Ninh (105), Quảng Trị (98), Tuyên Quang (94), Cà Mau (93), Bến Tre (87), Hà Giang (85), Thừa Thiên Huế (84), Phú Yên (82), Sơn La (82), Quảng Ngãi (59), Đắk Nông (52), Kiên Giang (49), Điện Biên (44), Bà Rịa - Vũng Tàu (43), Lai Châu (42), Khánh Hòa (42), Yên Bái (40), Hậu Giang (39), Bạc Liêu (37), Vĩnh Long (37), Long An (32), Bình Dương (29), Trà Vinh (27), Đồng Nai (21), Cao Bằng (15), Đồng Tháp (11), Bình Thuận (11), An Giang (10), Cần Thơ (4), Tiền Giang (2).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-439), Kon Tum (-288), Nam Định (-144).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Định (+89), Quảng Nam (+72), Lào Cai (+48).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.122 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).


 

 Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 1/2/2022
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 1/2/2022

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.286.750 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.169 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.279.719 ca, trong đó có 2.059.241 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.047), Bình Dương (292.908), Hà Nội (134.223), Đồng Nai (99.910), Tây Ninh (88.284).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 39.608 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.062.058 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.315 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.349 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 451 ca

- Thở máy không xâm lấn: 111 ca

- Thở máy xâm lấn: 390 ca

- ECMO: 14 ca

(Thông tin về số ca tử vong sẽ được cập nhật trở lại vào ngày 03/02/2022)

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.222.864 mẫu tương đương 77.232.838 lượt người, tăng 18.230 mẫu so với ngày trước đó.

 

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 31/01 có 145.079 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 181.431.371 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.073.848 liều, tiêm mũi 2 là 74.168.251 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.189.272 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

_  Ngày 31/01/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 261/QĐ-BYT về hướng dẫn quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương không được tự đặt ra yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch trái với quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; bảo đảm đầy đủ thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và lực lượng cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khám, chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết.

- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

 

https://suckhoedoisong.vn/ngay-tet-dau-tien-nam-nham-dan-them-11023-ca-covid-19-gan-40000-f0-khoi-benh-169220201175001918.htm
 

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)
 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?