Ngày nào cũng uống 1 ly nước ép trái cây: Tác hại bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các nhà khoa học Havard cảnh báo thói quen uống mỗi ngày một ly nước ép trái cây nguyên chất không tốt như nhiều người nghĩ, nhất là với trẻ em.

Theo SciTech Daily, một nghiên cứu dài hạn trên gần 500 trẻ em ở bang Massachusetts - Mỹ phát hiện ra việc thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường và nước ép trái cây nguyên chất 100% trong thời thơ ấu và niên thiếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sớm.

Nhiều người vẫn tin rằng nước ép trái cây nguyên chất - tức không thêm đường - là "thần dược" cho sức khỏe.

Nhưng từ lâu các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo nước ép trái cây "không đường" thực ra vẫn nhiều đường.

Mỗi ngày một ly nước ép trái cây lớn không hề tốt cho sức khỏe như chúng ta tưởng - Minh họa AI: Anh Thư

Mỗi ngày một ly nước ép trái cây lớn không hề tốt cho sức khỏe như chúng ta tưởng - Minh họa AI: Anh Thư

Để tạo ra một ly nước ép, chúng ta cần rất nhiều trái cây. Mà trái cây thường sở hữu một lượng đường tự nhiên nhất định.

Việc ép trái cây khiến chúng ta loại bỏ mất phần "cái" chứa chất xơ tốt cho sức khỏe, thay vào đó lại dồn tất cả đường trong một lượng trái cây lớn vào một ly nước.

Theo TS Soren Harnois-Leblanc từ Viện Chăm sóc sức khỏe Harvard Pilgrim và Trường Y khoa Harvard (Mỹ), họ đã kiểm tra tác động từ việc tiêu thụ đồ uống có đường công nghiệp, nước ép trái cây 100% và việc ăn trái cây lên sức khỏe nhóm trẻ tham gia nghiên cứu.

Kết quả cho thấy với 8 ounce (237 ml) đồ uống có thêm đường mỗi ngày, trẻ trai tăng trung bình34% tình trạng kháng insulin; tăng 5,6 mg/dl lượng đường huyết lúc đói; và tăng 0,12% lượng HbA1c ở cuối tuổi vị thành niên.

HbA1c là một dạng huyết sắc tố có liên kết hóa học với đường, thường được đo trong các xét nghiệm kiểm tra đường huyết.

Uống lượng tương đương nước ép trái cây nguyên chất trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu có liên quan đến việc tăng 0,07% nồng độ HbA1c ở giai đoạn cuối thời niên thiếu ở trẻ trai, trong khi chỉ tăng nhẹ 0,02% ở trẻ gái.

Ngược lại, việc ăn trái cây tươi luôn an toàn ở cả 2 giới, bất kể số lượng tiêu thụ.

Kết quả trên là rất đáng chú ý bởi mắc tiểu đường type 2 ở cuối tuổi vị thành niên là quá sớm. Điều này có thể gây hậu quả lớn và lâu dài trong suốt cuộc đời trẻ.

Hồi đầu năm, một nghiên cứu lớn hơn từ Trường Y tế công cộng Havard TH Chan (Mỹ), dựa trên hơn 300.000 người lớn và trẻ em, cho thấy nước ép trái cây nguyên chất dễ gây tăng cân nếu tiêu thụ thường xuyên.

Các tác giả giải thích rằng ngoài đường, việc uống nước ép trái cây còn khiến bạn bổ sung quá nhiều calo. Bạn khó lòng ăn hết 3 quả cam một lần, nhưng thừa sức uống vài ly nước cam nguyên chất, mỗi ly vắt từ 3 quả cam.

Ngoài ra, toàn bộ trái cây hay rau quả chứa cả carbohydrate, protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, chất xơ, lại giúp bạn no lâu và nhờ đó mà giảm cân. Do vậy, các nhà khoa học thường khuyên hãy ăn chúng thay vì ép ra và uống.

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.