Nga không đồng ý Italy làm trung gian hòa giải với Ucraine

(GLO)- Trong khi Mỹ, Đức, Pháp và một số nước tiếp tục viện trợ quân sự cho Ucraine để đối phó với Nga thì nhiều tổ chức và nước khác lại ra sức đi tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: RT


Mới đây, người phát ngôn chính thức của Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ), ông Stéphane Dujarric ngày 4/1 cho biết LHQ tập trung vào việc chấm dứt xung đột ở Ukraine và cho rằng các bên tham gia trực tiếp vào việc ký kết các thỏa thuận.

Theo TTXVN tại Moscow, khi được hỏi những tuyên bố của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande về thỏa thuận "Minsk-2" phản ánh quan điểm của TTK LHQ ở mức độ nào, ông Dujarric nói trong cuộc họp báo: “Câu hỏi đúng qui luật, tuy nhiên tôi sẽ để (quyền thực hiện) phân tích lịch sử cho các nhà báo và cựu quan chức liên quan. Chúng tôi rất tập trung trong những ngày này và cố để (cuộc xung đột) này chấm dứt”.

Trong khi đó, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng vừa đề xuất, Rome sẵn sàng trở thành “người bảo đảm” giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Nhưng với lời đề nghị này, ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Nga cho hay, Italy không thể làm trung gian hòa giải giữa Moscow và Kiev để đạt được hòa bình vì Rome “đang giúp đỡ Ukraine” và có quan điểm “chống Nga”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Thật kỳ lạ khi nghe các đề xuất hòa giải từ các quốc gia mà ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, họ đã có lập trường chống Nga rõ ràng và rất tích cực".

Theo bà Zakharova, “Với quan điểm của Italy, chúng tôi không thể coi nước này là người bảo đảm khả dĩ cho tiến trình hòa bình”.

Trong khi Mỹ, Đức, Pháp và một số nước tiếp tục viện trợ quân sự cho Ucraine để đối phó với Nga thì nhiều tổ chức và nước khác lại ra sức đi tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia…từng đề nghị làm sứ giả hòa bình nhưng tất cả đều thất bại. Và mới đây, Ucraine đề nghị Hội đồng bảo an LHQ tổ chức và TTK LHQ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh để có giải pháp mạnh nhằm kết thúc cuộc xung đột.

 

T.S (từ TTXVN, baoquocte.vn)

Có thể bạn quan tâm

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Pháp: cảnh sát liên tục đụng độ với người biểu tình

Pháp: cảnh sát liên tục đụng độ với người biểu tình

(GLO)-3 ngày qua, nước Pháp rúng động vì những đợt biểu tình trở nên quá khích với hàng ngàn người tham gia. Đám đông tụ tập hò hét, phản đối, cảnh tượng nhếch nhác, rác chất đống thủ đô hoa lệ khiến người dân và du khách cảm thấy chán nản, chỉ mong tình hình sớm được vãn hồi.
Nga nêu điều kiện để có hòa bình ở Ucraine

Nga nêu điều kiện để có hòa bình ở Ucraine

(GLO)-Hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 19/3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt và các vụ kiện tại tòa án quốc tế chống lại Moskcow là một trong những điều kiện để giải quyết vấn đề ở Ukraine.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.
Đụng độ giữa cảnh sát và những người ủng hộ cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan

Đụng độ giữa cảnh sát và những người ủng hộ cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan

(GLO)-Cảnh sát Pakistan đã đụng độ với những người ủng hộ cựu thủ tướng Imran Khan ngày 14/3, khi họ đến bên ngoài nhà riêng của ông ở thành phố Lahore (đông Pakistan) để bắt giữ chính trị gia này vì ông đã không trình diện trước tòa án liên quan cáo buộc tham nhũng, theo Hãng tin AP.
Hội đồng bảo an LHQ thảo luận về xung đột Nga- Ucraine

Hội đồng bảo an LHQ thảo luận về xung đột Nga- Ucraine

(GLO)-

Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 14/3, Hội đồng bảo an LHQ đã có cuộc họp để thảo luận liên quan xung đột Nga- Ucraine. Cuộc họp diện mở này diễn ra theo đề nghị của Phái đoàn Đại diện thường trực Liên bang Nga tại LHQ và có sự tham gia của một số đại diện truyền thông từ Nga, Ukraine.

Mỹ cáo buộc nhưng Nga không thừa nhận vụ rơi máy bay không người lái

Mỹ cáo buộc nhưng Nga không thừa nhận vụ rơi máy bay không người lái

(GLO)-Theo thông báo từ Bộ quốc phòng Mỹ, hai chiếc Su-27 của Nga đã chặn máy bay do thám không người lái của Mỹ và một trong số chúng đã va vào cánh quạt và đã làm rơi máy bay không người lái của Mỹ, lúc 7giờ 3 phút sáng 14/3 (giờ địa phương). Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã triệu tập đại sứ Nga để phản đối về việc này.
Ô nhiễm đại dương nghiêm trọng gây ung thư ở người

Ô nhiễm đại dương nghiêm trọng gây ung thư ở người

(GLO)-Giáo sư, Tiến sĩ Zaidi Embong thuộc Khoa Khoa học và Công nghệ ứng dụng, Đại học Tun Hussein Onn Malaysia (UTHM) vừa cho biết, hạt nhựa siêu nhỏ - vi nhựa (microplastics) và nước thải đã qua xử lý của các nhà máy hạt nhân được coi là những mối đe dọa lớn tiềm ẩn đối với sức khỏe con người- theo TTXVN.
Tổng thống Hàn Quốc quyết tâm hàn gắn quan hệ với Nhật Bản

Tổng thống Hàn Quốc quyết tâm hàn gắn quan hệ với Nhật Bản

(GLO)-Ngày 12/3, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ra tuyên bố tái khẳng định quyết tâm giải quyết vấn đề người lao động cưỡng bức thời chiến với Nhật Bản trong bối cảnh dư luận trong nước phản ứng dữ dội sau phát biểu mới đây của Ngoại trưởng Nhật từ chối thừa nhận lao động Hàn Quốc là nạn nhân bị cưỡng bức. Điều này thể hiện trong chiến dịch tranh cử của ông Yoon về hồi sinh quan hệ với Nhật trong các quan hệ kinh tế, văn hóa, an ninh.