Nếu nói "tận thế" tới nơi thì tích trữ lương thực làm gì nữa!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gạo Việt Nam đảm bảo an ninh lương thực và có thể xuất khẩu. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng dư thừa, không phải lo lắng.

 



Theo ghi nhận của nhóm phóng viên báo Lao Động từ chiều  đến tối ngày 31.3, rất đông người đến các siêu thị ở TP.HCM để mua hàng mặt hàng nhu yếu phẩm như đồ hộp, mì gói và thịt....

Xảy ra hiện tượng bất thường này vì có thông tin cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1.4. Không mấy ai hiểu rằng, cách ly toàn xã hội là biện pháp giãn cách xã hội phạm vi rộng để phòng chống dịch bệnh. Không liên quan gì đến chuyện thiếu lương thực, thực phẩm.

Chỉ vì những lờ đồn đãi không có lương thực thực phẩm để ăn trong 15 ngày, thậm chí có người nghĩ rằng cách ly toàn xã hội như là "tận thế" đến nơi nên hoảng loạn. Mà đã "tận thế" thì tích trữ lương thực làm gì nữa nhỉ?

Khuyến cáo không tập trung đông người cũng bị bỏ ngoài tai. Những người chen chúc trong siêu thị để mua thực phẩm tích trữ không biết rằng họ đã tạo ra môi trường lây nhiễm, chỉ một người F0 trong siêu thị lúc đó thì coi như toang. Những nỗ lực chống dịch vừa qua tan thành mây khói.

Một siêu thị có một F0 cũng đủ vỡ trận, huống chi biết bao nhiêu siêu thị trong tình trạng chen chúc như vậy.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch COVID-19 tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3, nguy cơ lây ra cộng đồng cực kỳ cao, cho nên cách ly là biện pháp an toàn nhất cho mỗi cá nhân, cũng là góp phần chống dịch cho toàn xã hội.

Các nhà quản lý của các địa phương đã thông báo nhiều lần Việt Nam không thiếu hàng hóa, thực phẩm cung cấp cho 100 triệu dân, nhưng nhiều người không nghe, họ chỉ thích nghe theo lời đồn.

Không mấy ai bình tâm để thử làm một việc, chỉ cần một chiếc điện thoại, họ ngồi yên trong nhà nhưng có thể mua đầy đủ mọi thứ cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày. Cứ thử đi.

Đợt cả Hà Nội đi "vét cháy hàng" sau sự cố bệnh nhân 17, đến nay nhiều hộ không xài hết hàng hóa tích trữ, hối cũng đã muộn. Cũng có người lên tiếng trên báo để cảnh tỉnh nhiều người khác đừng đi theo "vết xe đổ" của mình, nhưng chẳng ai nghe. Hôm qua, vẫn có nhiều người lao vào siêu thị vét hàng.

Hàng hóa thực phẩm đầy trong các chợ, siêu thị, hoàn toàn an tâm đi mua như bình thường. Nhưng có nhiều người muốn biến điều bình thường thành bất thường.

Có người còn đi mua xăng tích trữ. Họ không biết rằng, đã "mua" mối họa về cho gia đình mình và cho cả cộng đồng.

Điều đáng lo hiện nay không phải là thiếu lương thực, thực phẩm, mà lo có nhiều người lao động "chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi" đang chịu cảnh thất nghiệp, dù hàng hóa thực phẩm đầy trong siêu thị cũng không có tiền mà mua.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/neu-noi-tan-the-toi-noi-thi-tich-tru-luong-thuc-lam-gi-nua-794851.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Cần lắm mảng xanh đô thị

Cần lắm mảng xanh đô thị

Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.