Nay Djruêng: Tái sinh cuộc đời để rạng ngời cách sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hành trình sống và lan tỏa yêu thương của chàng trai J’rai - Nay Djruêng bị di chứng chất độc da cam như đóa hoa rạng rỡ nhất nở giữa thung sâu đại ngàn.

Nay Djruêng trong hoạt động của lễ hội tôn vinh 'Tuổi trẻ vì cộng đồng' năm 2020. Ảnh: TGCC
Nay Djruêng trong hoạt động của lễ hội tôn vinh 'Tuổi trẻ vì cộng đồng' năm 2020. Ảnh: TGCC
Tháng 1.2021, Nay Djruêng đã vinh dự nhận giải “Top truyền cảm hứng nhiều nhất” và đoạt thêm giải thưởng “Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng” năm 2020.
Tái sinh ngoan cường
Chiến tranh đi qua gần 50 năm, nhưng nỗi đau nó để lại mãi tận bây giờ vẫn hiện hữu lên biết bao phận người. Do di chứng từ chất độc da cam mà Mỹ đã thả vào những năm 1972 ở Krông Pa (Gia Lai), Nay Djruêng cùng 1 người anh trai và 1 người chị gái khi sinh ra đời đã mang nhiều dị tật. Cha mẹ của họ đều là du kích của căn cứ Ea H’Drêh thời kháng chiến.
Từ xa xưa tới giờ, trong làng không có đứa trẻ nào sinh ra với thân hình dị dạng như gia đình Nay Djruêng. Nên khi được sinh ra, cả làng và nhất là bên ngoại bắt phải chôn đi. Nếu không làng sẽ gặp tai họa. Cho nên, anh trai của Nay Djruêng đã bị chôn sống lúc mới lọt lòng mẹ. Đến người chị thì chân tay đỡ hơn và được giữ lại. Riêng Nay Djruêng thì ai cũng hoảng sợ vì hình thể của em. Cả dòng họ bên ngoại bắt buộc phải chôn, nhưng rồi mọi quyết định đều phải chờ bác cả về quyết định. Rất may cho cậu bé, khi bác cả về đã nói: “Tao đâu có biết giết người đâu?”. Lời nói của bác cả như một phán quyết tái sinh cho Nay Djruêng.
Không có tay chân, gương mặt sạm đen với nhiều bớt lớn, hốc mắt sâu hoẳm, Nay Djruêng bắt đầu một hành trình sống ngoan cường như đám cây K’nia sừng sững vươn lên giữa đại ngàn.

Nay Djruêng nhận giải
Nay Djruêng nhận giải "Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng" năm 2020. Ảnh: TGCC
Năm 8 tuổi, Nay Djruêng mới được đến trường. Quãng đường đi tìm cái chữ của cậu bé gian nan với nhiều lần máu rướm lên hai đầu gối, mủ mưng lên các vết thương. Cậu bé tập viết bằng cách kẹp bút vào hai cùi tay. Ban đầu đau buốt nhưng dần dần rồi cũng quen. Từ những lần bước đi xiêu vẹo, lắm lúc mệt lả vì phải trườn cả thân mình qua những con đường đồi dốc, Nay Djruêng luôn lấy niềm vui được học làm động lực để vượt qua đau đớn mà đến trường. Đến năm lớp 4, Nay Djruêng mới được Hội Chữ thập đỏ cấp cho chân giả.
Vượt qua ánh mắt kỳ thị, lời trêu chọc “quái dị”, “vật thể lạ”, anh chàng dùng sự hoạt náo và thân thiện để hòa nhập cùng bạn bè. Bằng nụ cười và niềm tin bất diệt, Nay Djruêng được bạn bè quý mến và là cái tên không thể thiếu của các cuộc hội họp bạn bè. Nay Djruêng từng giành giải nhì cuộc thi "Tiếng hát quần chúng" do huyện Krông Pa (Gia Lai) tổ chức.
Hành trình bền chí và ngoan cường ấy được đáp đền khi Nay Djruêng đem về cho cha mẹ giấy báo đậu vào hệ cao đẳng ngành Công nghệ thông tin của một trường học ngoài Đà Nẵng. Rời thung sâu đại ngàn, anh chàng một mình, tự tin bước ra xã hội.
Hành trình sống đẹp
Từ quê nhà buôn Ji A, xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai), Nay Djruêng một mình tìm đến phố xá thị thành để chắp cánh cho ước mơ của chính mình. Ngay từ những ngày đầu, anh xung phong đảm nhận vị trí lớp trưởng trước sự ngỡ ngàng của bạn học. Những năm tháng sinh viên anh chàng đã mạnh dạn xin theo những chuyến thiện nguyện cùng thầy cô bạn bè. Trong tâm thức của anh chàng bắt đầu dấy lên một suy nghĩ chia sẻ với những mảnh đời thiếu cơ may như mình.
Từ một người trước đây chỉ biết cảm giác nhận từ các nhà hảo tâm, chàng trai trẻ bắt đầu hiểu được cảm giác cho đi, cảm giác sống có ích hơn nữa vì cộng đồng. Đó như một nghĩa cử tri ân đến những tấm lòng thảo thơm đã giúp đỡ anh. Chính điều đó làm cho Nay Djruêng nhận ra sự hiện hữu trên cõi đời này của mình vốn dĩ cũng hữu ích, tươi đẹp và có ý nghĩa.

Nay Djruêng trao quà khai giảng tại trường Tiểu học Krông Năng (Gia Lai). Ảnh: TGCC
Nay Djruêng trao quà khai giảng tại trường Tiểu học Krông Năng (Gia Lai). Ảnh: TGCC
Tháng 8.2014, “Tiếp sức đến trường” - một quỹ hỗ trợ học sinh của Nay Djruêng ra đời với ước mong đem đến những phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hiếu học của đại ngàn quê mình. Từ đó đến nay, đều đặn 7 mùa tiếp sức qua đi, trường Tiểu học Krông Năng và trường THPT Đinh Tiên Hoàng ở Gia Lai vẫn nhận đầy đủ các phần quà tặng là tiền và sách, tập, bút viết từ quỹ hỗ trợ học sinh do Nay Djruêng vận động quyên góp.
Đầu năm 2021, mặc dù trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Nay Djruêng lại tiếp tục hành trình thiện nguyện bằng cách nâng tầm chương trình tiếp sức của mình thành “Đi qua mùa rẫy”. Một chặng đường miệt mài đem đến niềm vui cho trẻ bản làng yên tâm với cái chữ.
Không chỉ dừng lại ở chuyện chăm lo quỹ cho trẻ em nghèo vùng rừng núi, Nay Djruêng còn đồng hành và hỗ trợ rất nhiều bạn bè anh chị cùng là người khuyết tật như mình. Các gia đình người khuyết tật đưa con em mình từ J’rai xuống Thành phố khám bệnh, cũng được Nay Djruêng hỗ trợ phiên dịch tiếng địa phương và tiếng Việt, rồi tất tả điều phối kinh phí cho các em khuyết tật an tâm chữa bệnh.
Một năm trở lại đây, Nay Djruêng tham gia nhóm Ngọc trong tim của nghệ sĩ Thành Lễ (chuyên làm những chương trình cho các bạn khuyết tật gặp khó khăn), vừa thẩm định nhân vật, biên tập nội dung, chụp hình, quay phim vừa kết nối nhân vật với các nhà hảo tâm. Hiện anh đang sống tại TP.HCM và làm nhân viên thực tập cho một doanh nghiệp xã hội của Singapore. Với Nay Djruêng, đây là cơ hội cho bản thân học hỏi thêm nhiều kỹ năng, nhất là ngoại ngữ để vươn ra thế giới.
Mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, anh vẫn luôn tâm niệm có thể mình thua thiệt hoặc xấu xí trong mắt mọi người nhưng hành trình sống của mình nhất định phải là một hành trình sống đẹp. Vì thế, Nay Djruêng đã sống một cuộc đời tái sinh đầy nghĩa tình.
Theo Tống Phước Bảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.
Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Lan rộng tinh thần sáng tạo trong học sinh, sinh viên

Lan rộng tinh thần sáng tạo trong học sinh, sinh viên

Liên hoan Sáng tạo trẻ trong học sinh, sinh viên tỉnh năm 2025 (do Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh tổ chức) đã mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo, gần gũi, mang tính ứng dụng cao. Không chỉ là sân chơi để thử sức, nhiều bạn trẻ đã mang cả những mong muốn, trải nghiệm gửi vào từng sản phẩm.
null