Nâng cao vị thế từ “sức mạnh mềm”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa tháng 4-2023, chuyến thăm, chúc Tết cổ truyền Bun Pi May và Chol Chnam Thmay tại một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia của 2 đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Gia Lai đã thêm một lần nữa khẳng định nỗ lực đẩy mạnh triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026.

Chiến lược được ví như “sức mạnh mềm” này đã góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác, phát triển; đồng thời, nâng cao vị thế Gia Lai nói riêng, đất nước nói chung trong xu thế hội nhập.

Văn hóa đối ngoại được hiểu là tổng thể các hoạt động ứng xử, giao lưu, hợp tác về văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, khu vực cộng đồng này với khu vực cộng đồng khác nhằm giới thiệu những tinh hoa và giá trị văn hóa dân tộc. Đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú và lan tỏa giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc tế, hỗ trợ tích cực cho các loại hình đối ngoại khác (chính trị, kinh tế...) để quốc gia tăng cường hợp tác, phát triển.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai (bìa trái) gửi lời chúc mừng tốt đẹp và tặng quà cho lãnh đạo tỉnh Attapeu (Lào) nhân dịp Tết cổ truyền Bun Pi May. Ảnh: Minh Nguyễn

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai (bìa trái) gửi lời chúc mừng tốt đẹp và tặng quà cho lãnh đạo tỉnh Attapeu (Lào) nhân dịp Tết cổ truyền Bun Pi May. Ảnh: Minh Nguyễn

Từ tầm quan trọng của văn hóa đối ngoại, ngày 24-11-2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1908/KH-UBND về triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2022-2026. Gần đây nhất, ngày 15-4-2023, Văn phòng UBND tỉnh có Công văn số 1077/VP-KGVX truyền đạt ý kiến của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 25.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, giai đoạn 2015-2020, Gia Lai đạt nhiều kết quả khả quan trong thực hiện chiến lược văn hóa đối ngoại. Hàng năm, tỉnh đã chủ trì, tổ chức nhiều lượt công tác nước ngoài, trong đó các đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đi chúc Tết cổ truyền các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào; đoàn lãnh đạo UBND tỉnh tham dự Diễn đàn Kinh tế kiều bào toàn cầu lần thứ I-2019 và quảng bá địa phương tại Hàn Quốc…

Đặc biệt, từ năm 2015 đến 2019, Gia Lai đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Khảo cổ-Dân tộc học Novosibirsk (Nga) thực hiện việc khai quật khảo cổ tại thị xã An Khê. Kết quả đã phát hiện hàng ngàn hiện vật đá, hàng trăm mảnh thiên thạch và 4 rìu tay, được Viện Hàn lâm Khoa học Nga xác định có niên đại khoảng 800.000 năm cách ngày nay. Đây là một sự kiện lớn, làm chấn động giới khảo cổ trên toàn thế giới. Năm 2018, việc dịch ký tự trên bia đá Chăm tại thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) cũng được thực hiện thành công với sự hỗ trợ của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. Các thông tin về hiện vật độc đáo này đã được lưu trữ, sử dụng trên nhiều tạp chí chuyên ngành danh tiếng.

Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ đặc sắc phục vụ các đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc với UBND tỉnh như đoàn Nghị viện châu Âu, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam; tham dự chương trình “Giao lưu văn hóa ẩm thực Việt-Lào”. Thêm một điểm nhấn đáng chú ý: Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai năm 2018 được tổ chức quy mô khu vực thu hút trên 120.000 lượt khách tham gia, trong đó có khách du lịch đến từ nhiều nước trên thế giới.

Từ năm 2020 đến nay, trong điều kiện dịch Covid-19 gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực, Gia Lai vẫn tiếp tục triển khai khá hiệu quả chiến lược văn hóa đối ngoại. Có thể kể đến các hoạt động nổi bật như: giao lưu văn hóa Việt-Nhật nhân kỷ niệm 90 năm thành lập tỉnh; Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh vào các năm 2022, 2023; nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tham gia lễ hội “Xuân yêu thương” tại Hàn Quốc; duy trì chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm”; tổ chức Tuần lễ văn hóa ẩm thực nhân các sự kiện, ngày lễ lớn… Nhiều năm nay, các đoàn nghệ nhân Bahnar, Jrai của tỉnh tham gia sinh hoạt cộng đồng tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Gia Lai đến du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, việc hàng loạt nghệ sĩ của tỉnh tham gia và đạt giải cao tại các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế cũng được xem là cách thức hiệu quả nhằm giới thiệu về con người, vùng đất cao nguyên đến bạn bè thế giới.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II năm 2023 là dịp "tiếp thị" văn hóa đến đông đảo du khách, nhất là du khách quốc tế. Ảnh: Lam Nguyên

Ngày hội Văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ II năm 2023 là dịp "tiếp thị" văn hóa đến đông đảo du khách, nhất là du khách quốc tế. Ảnh: Lam Nguyên

Tuy chưa thường xuyên nhưng Gia Lai đã có nhiều nỗ lực trong việc quảng bá hình ảnh tỉnh nhà, khái niệm đối ngoại văn hóa ngày càng thể hiện rõ. Mục tiêu cụ thể đặt ra trong giai đoạn 2022-2026 là phát triển những mô hình, phương thức hoạt động văn hóa đối ngoại đa dạng, hiệu quả để giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc tỉnh Gia Lai ra thế giới thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật; xây dựng thương hiệu sản phẩm văn hóa của tỉnh mang tính khu vực, quốc gia trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Mặt khác, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ở trình độ cao đối với nguồn nhân lực phục vụ công tác văn hóa đối ngoại; thu hút các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ hoạt động văn hóa đối ngoại; mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân, địa phương nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

Khi những “sân chơi” lớn mở ra ngày càng nhiều, hoạt động ứng xử, giao lưu, hợp tác về văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc cũng theo đó phát triển đa dạng và cần được nhìn nhận đúng tầm. Các hoạt động này tiếp tục được đẩy mạnh để “tiếp thị” những giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương. Đây cũng là cơ hội quý giá để mở mang vốn tri thức văn hóa các quốc gia, tạo sự gần gũi, thấu hiểu cần thiết để tiến tới quan hệ hợp tác, phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.