Nâng cao năng lực làm chủ của người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị trường lao động Việt Nam đang thay đổi mạnh mẽ trong bối cảnh chịu tác động kép bởi đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc phân bố lao động không đều giữa các vùng miền, địa phương; chất lượng lao động còn thấp dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số lĩnh vực, ngành nghề; lao động không đáp ứng được yêu cầu của công nghệ và hội nhập… đòi hỏi phải có các giải pháp đột phá để phát triển thị trường lao động, làm cơ sở cho quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, nâng cao năng lực làm chủ của người lao động cũng là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập.

Các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng, việc làm và nhu cầu việc làm đang thay đổi nhanh chóng. Việc làm đơn giản ngày càng giảm đi, việc làm đòi hỏi kỹ năng cao và chuyên sâu nhiều hơn. Trong khi đó, kỹ năng của lao động Việt Nam hiện đứng thứ 116/141 nước; tỷ lệ lao động được tiếp cận giáo dục đại học và cao học ở Việt Nam đang thấp hơn nhiều so với các quốc gia châu Á khác.

 Chỉ khi lao động có trình độ tay nghề giỏi và được trang bị đầy đủ các kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế, người lao động mới đủ tự tin, vững vàng vị thế làm chủ trong bất cứ tình huống nào
Hiện cả nước mới chỉ có hơn 26% lao động qua đào tạo. Ảnh nguồn internet


Việt Nam hướng đến trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, đồng nghĩa với việc số lượng việc làm đòi hỏi trình độ kỹ năng cao tăng nhanh. Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện cả nước mới chỉ có hơn 26% lao động qua đào tạo. Lao động quản lý, lao động tay nghề cao thiếu trầm trọng, không đáp ứng cho thu hút đầu tư FDI công nghệ cao…

“Thiếu hụt lao động có kỹ năng và các thay đổi về yêu cầu kỹ năng đối với người lao động dưới tác động của việc thay đổi công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa” là hai thách thức lớn được nêu ra tại hội nghị về “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” được tổ chức mới đây. Chủ trì hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra những tồn tại, thách thức của thị trường lao động Việt Nam. Đồng thời, yêu cầu các ngành chức năng phải trả lời cho được “những câu hỏi vẫn đang trăn trở của nhiều người” như: “Vì sao một lực lượng lớn lao động chất lượng cao được đào tạo ở nước ngoài không về nước làm việc?”, “Vì sao gần đây một số lao động thuộc khu vực nhà nước có xu hướng chuyển dịch ra khu vực tư nhân?” hay “Vì sao kỹ năng người lao động Việt Nam còn thấp?”...

Để khơi thông điểm nghẽn này cũng như để phát triển thị trường lao động đúng hướng, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững, hội nhập, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai đồng bộ 9 nhóm giải pháp. Đáng lưu ý là tất cả các nhóm giải pháp lớn này đều đặt trọng tâm vào việc phải đào tạo cho được nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng chất lượng lao động; phải đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực; phát triển lao động có kỹ năng, chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, tính kỷ luật, kỷ cương… để hội nhập với thị trường lao động thế giới.

Với yêu cầu “Thị trường lao động phải phục vụ đắc lực, hiệu quả việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tới năng lực làm chủ của người lao động khi nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới-trước hết là tổ chức nền sản xuất mới. Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình”.

Rõ ràng, thị trường lao động, việc làm đã và đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra những vấn đề mới, khi nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới; công nghệ, người máy và trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong sản xuất và thay thế nhiều vị trí việc làm hiện nay.

Vì vậy, yêu cầu tiên quyết đặt ra là phải có bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng tầm kỹ năng lao động. Chỉ khi lao động có trình độ tay nghề giỏi và được trang bị đầy đủ các kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế, người lao động mới đủ tự tin, vững vàng vị thế làm chủ trong bất cứ tình huống nào!

 

 ĐÌNH CƯƠNG

 

 

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?