Nam sinh hết lòng vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với khẩu hiệu "Cho đi là còn mãi. Hãy sống hết mình vì cộng đồng", Nguyễn Tấn Lộc (sinh viên năm 3 ngành chính trị học, Trường ĐH Cần Thơ) thành lập đội cộng tác xã hội nhằm giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Đội Cộng tác xã hội Trường THPT Lưu Hữu Phước trực thuộc Đoàn Trường THPT Lưu Hữu Phước (Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) được thành lập vào tháng 7.2020. Nhờ nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng nên từ 8 thành viên ban đầu, nay đội có 55 thành viên, gồm học sinh và cựu học sinh của trường, độ tuổi từ 16 - 22. Đội hoạt động với mục đích hỗ trợ an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa và bảo vệ môi trường.

Đội Cộng tác xã hội Trường THPT Lưu Hữu Phước tổ chức phát quà cho những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.Ô Môn

Đội Cộng tác xã hội Trường THPT Lưu Hữu Phước tổ chức phát quà cho những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.Ô Môn

Theo Lộc, tên của đội không lấy chữ "công" mà dùng chữ "cộng", vì các thành viên mong muốn được góp sức, được cộng hưởng và hợp tác với các nhóm thiện nguyện quy mô lớn hơn trên địa bàn để vì cộng đồng giúp đỡ những cảnh đời khốn khó.

Kinh phí hoạt động được xây dựng từ nhiều nguồn, một phần vận động từ nhà hảo tâm và người thân của các thành viên. Phần lớn khác do các thành viên bán hàng gây quỹ sau giờ học chính khóa bằng 2 hình thức: bán trực tuyến và bán trực tiếp tại các chợ, trong khuôn viên trường học. Sen đá, khẩu trang, khăn giấy, móc khóa... là các mặt hàng thường được chọn để bán. Toàn bộ lợi nhuận dùng gây quỹ vì cộng đồng. Hằng năm, kinh phí tổ chức các chương trình vì cộng đồng từ 90 - 120 triệu đồng.

Và mỗi tháng nấu hàng trăm suất ăn chay đem tặng người có hoàn cảnh khó khăn

Và mỗi tháng nấu hàng trăm suất ăn chay đem tặng người có hoàn cảnh khó khăn

Hoạt động thường niên của Đội Cộng tác xã hội Trường THPT Lưu Hữu Phước là Chủ nhật xanh, mỗi tháng tổ chức 1 - 2 lần; Bếp ăn sẻ chia, mỗi tháng tổ chức 2 lần, mỗi lần nấu từ 100 - 120 suất cơm chay tặng bà con mưu sinh trên các tuyến đường thuộc Q.Ô Môn và Q.Bình Thủy. "Những phần cơm được tổ chức nấu ngay tại nhà em. Mỗi lần có 5 - 10 thành viên tham gia. Ngoài ra, các cô chú gần nhà biết đội thực hiện những phần ăn miễn phí gửi trao những người khó khăn nên cũng hưởng ứng, qua hỗ trợ nấu nướng. Nhờ đó, các thành viên càng có thêm động lực duy trì hoạt động vì cộng đồng này", Lộc chia sẻ.

Bên cạnh đó, Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động vì cộng đồng: San sẻ yêu thương nhằm trao tặng học bổng cho học sinh và nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn thuộc Q.Ô Môn; Đền ơn đáp nghĩa - thăm Mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Phượng…

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.