Mỹ-Trung Quốc đạt thoả thuận thương mại: Hạn chế thiệt hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỹ - Trung Quốc vừa đạt thoả thuận thương mại - một thoả thuận tối thiếu, một giải pháp tình thế nhất thời, không mang tính tổng thể lâu bền. Tại sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Thoả thuận vừa đạt chỉ liên quan tới một phần các biện pháp tăng thuế nhằm vào hàng hoá TQ. Biếm hoạ của trang globalvillagespace.com
Con số 13 xem ra không hẳn đem lại may mắn nhưng cũng không quá bất lành đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ở vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 vừa rồi tại Washington (Mỹ), hai bên đã đạt được thoả thuận. Để đề cao ý nghĩa và tác động của thoả thuận này, Trung Quốc và Mỹ đều vừa hết lời tán dương nó lại vừa nhấn mạnh đấy chỉ là giai đoạn đầu và đề cập ngay đến giai đoạn hai.
Kết quả quá nhỏ bé và hình thức
Qua đó có thể thấy được ngay hai điều. Thứ nhất, cả hai bên đều mong muốn và cần có kết quả cụ thể ở vòng đàm phán này như thế nào. Và thứ hai, hai bên đề cao thoả thuận vừa đạt được để che dấu thực tế là kết quả ấy quá nhỏ bé và hình thức, không cơ bản và thực chất. Nó có được ý nghĩa chính trị và tác động tâm lý giúp cả hai bên trang trải nhu cầu đối nội. Nó mới chỉ giúp được cho hai bên hạn chế bớt thiệt hại thực tế mà 18 tháng xung khắc thương mại song phương đến nay đã gây ra cho cả hai bên. Nó hoàn toàn chưa thể là tín hiệu giúp tất cả có thể lạc quan một cách chính đáng thôi chứ chưa nói đến có thể là sự đảm bảo để rồi đây hai bên sẽ thành công với giai đoạn hai và xử lý được ổn thoả cuộc xung khắc thương mại.
Nhìn vào những gì ở thoả thuận này đã được hai bên công bố có thể thấy được rất rõ thực trạng nói trên.
Theo phía Mỹ, nhờ thoả thuận này mà Trung Quốc không bị phía Mỹ thực hiện biện pháp chính sách từ ngày 15/10 này tăng mức thuế quan bảo hộ thương mại đã áp dụng từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Nó không động chạm gì tới ý định của Mỹ áp thuế quan bảo hộ thương mại từ 5% đến 10% đối với thêm ít nhất 160 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Cũng theo phía Mỹ, trong thoả thuận này, Trung Quốc cam kết sẽ thực hiện bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ và phát minh sáng chế, mở cửa thị trường Trung Quốc cho giới kinh tế Mỹ và đảm bảo để phía Mỹ tin rằng Trung Quốc không thao túng tiền tệ.
Tất cả đấy đều là những yêu cầu đòi hỏi lâu nay của Mỹ đối với Trung Quốc nhưng chẳng phải Mỹ lần nào đàm phán với Trung Quốc cho đến nay vẫn đều được nghe quả quyết của Trung Quốc và vẫn đều được Trung Quốc cam kết hay sao? Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn đã gây dựng được thương hiệu riêng về thói quen hoặc cả thú vui nữa về thường xuyên thay đổi quan điểm và lạm dụng mỹ từ để đề cao kết quả nhỏ.
Cho nên có thể thấy Mỹ và Trung Quốc ở vòng đàm phán thương mại thứ 13 này đã đều chủ ý nhằm tới đạt được thoả thuận tối thiểu chứ không phải tối đa, đạt giải pháp tình thế nhất thời chứ không phải giải pháp tổng thể lâu bền. Hai bên cần cái danh của thoả thuận nhiều hơn là thực chất của thoả thuận. Hai bên mới chỉ tạm ngừng chiến thôi chứ chưa và bởi vì không thật lòng muốn chấm dứt cuộc xung khắc. Lý do ở chỗ hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp và đã hội tụ đủ điều kiện cần thiết cũng như tiền đề thuận lợi để có thể giải quyết được cuộc xung khắc và bởi xung khắc trong mức độ nhất định - tức là chừng nào cả hai bên còn kiểm soát và quản lý được tác động tích cực cũng như tiêu cực - vẫn có lợi không hề nhỏ đối với cả hai bên.
Ba khúc mắc chiến lược vẫn còn đó!
Kết quả như trên của vòng đàm phán thương mại này giữa Mỹ và Trung Quốc chưa làm chuyển biến cơ bản cuộc xung khắc thương mại giữa hai bên nói riêng và cặp quan hệ song phương này nói chung. Cả ba vấn đề khúc mắc nhất và có ý nghĩa chiến lược nhất giữa hai bên hiện đều vẫn chưa được giải quyết và cũng chưa thấy có triển vọng được giải quyết.
Vấn đề thứ nhất là cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc. Chừng nào chưa làm cho Trung Quốc bị phá sản hay không thành công với kế hoạch này, chừng đó Mỹ còn cạnh tranh chiến lược quyết liệt với Trung Quốc.
Vấn đề thứ hai là Mỹ vẫn chưa có được những biện pháp đắc dụng và cơ chế hiệu quả để giám sát và kiểm chứng việc Trung Quốc thực hiện những cam kết với Mỹ về mở cửa thị trường, sửa đổi chính sách đầu tư nước ngoài, bảo hộ bản quyền sở hữu trí tuệ và bí quyết công nghệ cũng như thật sự không thao túng tiền tệ.
Vấn đề thứ ba là Mỹ chưa giảm được đáng kể gì mức độ thâm hụt khổng lồ trong cán cân trao đổi thương mại song phương với Trung Quốc mà giảm mức thâm hụt này là một trong những cam kết tranh cử tổng thống trọng tâm của ông Trump ở Mỹ.
Cho nên thoả thuận tình thế tạm thời này rồi sẽ nhanh chóng hết tác dụng và không thể tránh khỏi bị đoản thọ.
Dịch Dung (TGVN)

Có thể bạn quan tâm

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.