Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 1-4 tuyên bố rút các máy bay chiến đấu nước này khỏi chiến dịch không kích của liên quân tại Libya, đồng thời bày tỏ hy vọng các đối tác NATO có thể bù đắp khoảng trống này.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, Đô đốc Mike Mullen, khẳng định Mỹ sẽ chấm dứt các nhiệm vụ chiến đấu từ ngày 2-4. Trong hai tuần không kích Libya, Hải quân Mỹ đã bắn nhiều quả tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu chiến và tàu ngầm triển khai tại Địa Trung Hải. Song các quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ cho biết không có quả tên lửa nào được bắn trong đêm 31-3.
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu trang bị hỏa lực mạnh như AC-130 và A-10 Thunderbolt cũng sẽ không xuất kích sau ngày 2-4 và chuyển sang chế độ trực chiến.
Tuy nhiên, tuyên bố trên đã vấp phải sự hoài nghi của một số nghị sĩ quốc hội, những người thắc mắc vì sao Chính quyền của Tổng thống Barack Obama lại từ bỏ một trong các nhân tố chính của chiến lược nhằm bảo vệ dân thường Libya và làm tê liệt lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi.
Trước đó, Tổng thống Obama tuyên bố không quân Mỹ đã vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của nhà lãnh đạo Gadhafi, qua đó tạo điều kiện cho việc thiết lập một vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này, và Wasington sẽ giảm bớt vai trò để chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho NATO.
Trong diễn biến liên quan, lực lượng của ông Gadhafi ngày 1-4 đã tiến đánh Misrata, thành phố lớn thứ ba của Libya và cách thủ đô Tripoli 200km về phía Đông, bằng xe tăng và pháo kích... Theo các nhân chứng, quân chính phủ đã tiến vào thành phố và Lữ đoàn Số 32, một trong những đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt nhất, đang nắm quyền kiểm soát thành phố này.
Tại Benghazi, Ali al-Tarhoni, một thành viên cấp cao phụ trách lĩnh vực dầu mỏ và tài chính trong Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp, cho biết lực lượng nổi dậy cùng ngày đã ký một thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực, thuốc men và nhiên liệu với Chính phủ Qatar.
Tên lửa Tomahawk bắn từ tàu chiến của Mỹ. |
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu trang bị hỏa lực mạnh như AC-130 và A-10 Thunderbolt cũng sẽ không xuất kích sau ngày 2-4 và chuyển sang chế độ trực chiến.
Tuy nhiên, tuyên bố trên đã vấp phải sự hoài nghi của một số nghị sĩ quốc hội, những người thắc mắc vì sao Chính quyền của Tổng thống Barack Obama lại từ bỏ một trong các nhân tố chính của chiến lược nhằm bảo vệ dân thường Libya và làm tê liệt lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi.
Trong diễn biến liên quan, lực lượng của ông Gadhafi ngày 1-4 đã tiến đánh Misrata, thành phố lớn thứ ba của Libya và cách thủ đô Tripoli 200km về phía Đông, bằng xe tăng và pháo kích... Theo các nhân chứng, quân chính phủ đã tiến vào thành phố và Lữ đoàn Số 32, một trong những đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt nhất, đang nắm quyền kiểm soát thành phố này.
Tại Benghazi, Ali al-Tarhoni, một thành viên cấp cao phụ trách lĩnh vực dầu mỏ và tài chính trong Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp, cho biết lực lượng nổi dậy cùng ngày đã ký một thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực, thuốc men và nhiên liệu với Chính phủ Qatar.
Theo TTXVN