Mùa thi nên ăn gì tăng cường trí nhớ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sĩ tử nên ăn cá, trứng, sữa, đậu nành, rau cải xanh, các loại hạt dinh dưỡng, trái cây như cam, chuối... để tốt cho trí não.

Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên trường Đại học Y dược TP HCM, trong mùa thi căng thẳng, ngoài việc giữ cho tinh thần tập trung, sĩ tử cần chú ý đến dinh dưỡng giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn và tăng cường trí nhớ.

"Phải luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nên cung cấp các chất axit béo omega 3, vitamin D và B, một số hoạt chất thực vật để tăng cường hoạt động của não", bà Phụng nói.

Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành. Trong đó, lòng đỏ trứng và đậu nành chứa nhiều lecithine là chất tạo lập acetyl choline giúp dẫn truyền thần kinh, bổ não và tăng trí nhớ.

Các nơron thần kinh cần những chất dinh dưỡng thiết yếu như axit béo omega 3. Chất này được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc như đậu nành, vừng, hạt dẻ, hạt điều và các loại cá như cá thu, basa, bạc má...

Các vitamin nhóm B cần thiết cho tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin B9 có trong dưa hấu, rau cải xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen... và vitamin B12 trong các loại cá, trứng, thịt.

 
Mỗi ngày, sĩ tử nên ăn một quả trứng vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều để cung cấp protein cho trí não. Ảnh: Healthline
Mỗi ngày, sĩ tử nên ăn một quả trứng vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều để cung cấp protein cho trí não. Ảnh: Healthline



Vào những buổi xế hay lúc nghỉ ngơi, sĩ tử nên ăn cam, quýt, chuối hoặc dưa hấu để có đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và giảm đi phần nào sự hấp thụ các chất đường.

Bên cạnh đó, các em nên giữ tinh thần ổn định, tránh lo lắng trước khi thi. Hạn chế dùng đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê. Caffeine dư thừa dễ khiến cơ thể mất chất lỏng, rối loạn đường huyết ảnh hưởng đến não bộ.

Ngủ đầy đủ là điều quan trọng để não có thể nhớ lại những thông tin đã hấp thụ. Các em có thể chia nhỏ bài học với những buổi học ngắn để giảm căng thẳng. Chạy bộ, bơi lội, đạp xe trong vài phút xen giữa các buổi học giúp thư giãn đầu óc.

Ngoài ra, sĩ tử cần loại bỏ thói quen không tốt như thức khuya, lười vận động, thường xuyên xem tivi khuya, ngủ trưa quá dài, dùng điện thoại liên tục... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não.

Cẩm Anh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.