Mùa hội cỏ hồng Lang Biang trước thềm Festival Hoa Đà Lạt 2024 có gì hấp dẫn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa hội cỏ hồng Lang Biang lần thứ 4, kéo dài trong 2 tuần với các hoạt động mới lạ, kỳ vọng thu hút nhiều du khách tham quan trước thềm Festival Hoa Đà Lạt 2024.

Ngày 8.11, ông Cil Poh, Phó chủ tịch UBND H.Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt 2024, huyện tổ chức Mùa hội cỏ hồng Lang Biang lần thứ 4, kéo dài trong 2 tuần từ 23.11 - 6.12.2024, với các hoạt động mới lạ, kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm độc đáo cho người dân và du khách tham quan.

Các thiếu nữ Đà Lạt bên đồi cỏ hồng Lang Biang. ẢNH: LÂM VIÊN
Các thiếu nữ Đà Lạt bên đồi cỏ hồng Lang Biang. ẢNH: LÂM VIÊN

Lễ khai mạc Mùa hội cỏ hồng Lang Biang diễn ra tại đồi cỏ hồng bên hồ Đan Kia - Suối Vàng thơ mộng, lúc 8 giờ 30 ngày 23.11.

Cỏ hồng bên rừng thông xanh thu hút du khách từ trung tuần tháng 11 đến đầu tháng 12 hằng năm. ẢNH: LÂM VIÊN
Cỏ hồng bên rừng thông xanh thu hút du khách từ trung tuần tháng 11 đến đầu tháng 12 hằng năm. ẢNH: LÂM VIÊN

Năm nay, tại sân khấu trung tâm khu vực Đồi cỏ hồng sẽ trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc H.Lạc Dương, nhằm giới thiệu và tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc, tạo điểm nhấn đa sắc màu cho chương trình; góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương.

Đến với Mùa hội cỏ hồng Lang Biang, du khách thỏa thích check-in bên các tiểu cảnh trang trí độc đáo quanh khu vực đồi cỏ hồng. Đặc biệt tại đây có không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của H.Lạc Dương.

Một hoạt động sôi nổi khác luôn được người dân và du khách chờ đợi là cuộc đua ngựa không yên. Các kỵ mã chân trần đến từ các buôn làng trong huyện sẽ tham gia, hứa hẹn sẽ là màn trình diễn đầy phấn khích, thể hiện sự dẻo dai và khéo léo của các tay đua.

Cuộc đua ngựa không yên tại Đồi cỏ hồng. ẢNH: LÂM VIÊN
Cuộc đua ngựa không yên tại Đồi cỏ hồng. ẢNH: LÂM VIÊN

Bên cạnh đó, giải leo núi chinh phục đỉnh Lang Biang xuất phát từ bãi xe Khu du lịch Langbiang; qua giải đấu giúp người tham gia trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của đỉnh Lang Biang và kiểm tra sức bền của bản thân.

Vào đêm 29.11, tại quảng trường Phạm Hùng, TT.Lạc Dương diễn ra đêm nhạc Acoustis Lang Biang và những người bạn. Buổi hòa nhạc ngoài trời với những giai điệu mộc mạc từ những nghệ sĩ thân thuộc sẽ đem đến khoảnh khắc ấm cúng và đáng nhớ cho khán giả.

Từ ngày 23.11-6.12 tại Trung tâm trưng bày sản phẩm OCOP H.Lạc Dương (TT. Lạc Dương) diễn ra ngày hội hoa hồng Lang Biang và Hội thi Ẩm thực - rượu cần với chủ đề "Hương vị núi rừng Lang Biang".

Lưu lại kỷ niệm bên đồi cỏ hồng. ẢNH: LÂM VIÊN
Lưu lại kỷ niệm bên đồi cỏ hồng. ẢNH: LÂM VIÊN

Theo ông Cil Poh, việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 - năm 2024, kết hợp quảng bá hình ảnh vùng đất, con người và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện. Qua đây huyện muốn quảng bá phát triển du lịch, thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.