Mùa đông không lạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chần chừ mãi, cuối cùng Dịu cũng đồng ý đưa anh về ra mắt gia đình. Đó là một ngày đầu đông nhuốm lạnh. Anh kể, trước khi gặp Dịu, tình cờ có đôi chim sẻ về làm tổ dưới mái hiên đối diện ô cửa sổ phòng làm việc của anh. Ba mươi năm đi qua trong cuộc đời, anh chưa từng chú ý tới một đôi chim làm tổ. Thế mà giờ đây, mỗi sáng anh lại có thể bỏ ra một thời gian đáng kể để dùng ống nhòm ngắm đôi chim âu yếm gom góp từng cọng lá vàng khô. Mỗi lần gặp Dịu, gương mặt tròn tròn, có phần nũng nịu như trẻ con của cô lại khiến anh không thôi mơ ước, mơ tới một ngày được ríu ran như đôi sẻ kia…

Bốn năm yêu nhau. Thời gian khá đủ để tìm hiểu và quyết định về một cuộc hôn nhân ở tuổi ngoài ba mươi. Dù chỉ còn chừng mười lăm phút nữa sẽ về đến nhà, Dịu vẫn tỏ ra bồn chồn. Hai hàng hoa xuyến chi nở rộ giữa những cành lá xanh mướt chạy chen giữa bờ ruộng và con đường đang làm dở, chỗ lồi chỗ lõm. Khi anh chú ý tất cả những điều ấy thì Dịu vẫn mải mê nghĩ gì đó vô định. Vẻ mặt căng thẳng và âu lo vẫn có nét trẻ con khiến anh vừa thấy thương, vừa giận, vừa buồn cười. Có lẽ tìm khắp trái đất chẳng có ai như Dịu, người yêu phải năn nỉ, thuyết phục mãi mới cho về quê.

Mẹ Dịu là người phụ nữ tần tảo, cuộc đời bà chỉ gắn với đồng ruộng. Bố em bình thường cũng hiền lành, nhưng khi rượu vào thì rượu có thể làm tất cả mọi việc, kể cả đánh vợ đạp con. Mẹ thường xuyên bị bầm tím mặt mày, còn Dịu vào bệnh viện cũng đã dăm lần vì dám xông vào can ngăn bố đánh mẹ. Trong nhà còn có một người đàn bà nữa là cô Hoa, vợ hai của bố. Vài lần tình cờ không ngủ được, Dịu thấy mẹ nằm thở dài, còn dưới bếp thì có những tiếng động lạ. Họ cứ sống thầm lặng như thế bên nhau suốt gần hai mươi năm nay… Mẹ Dịu đã thôi không thở dài, thôi không khóc nhưng Dịu thì vẫn luôn bị ám ảnh. Khi nghe cô kể những điều ấy, anh thấy nhói đau.

Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG

*

*      *



Dường như Dịu phải khó khăn lắm mới giữ được vẻ bình thản trên gương mặt. Nụ cười của cô tắt ngấm khi vừa bước chân tới cổng nhà, một giọng cười sảng hồn vọng ra. Dịu thở dài: “Chắc bố em lại say. Hay mình quay lại?”. Anh ôm vai Dịu trấn an, chẳng lẽ yêu em đến vậy mà anh không vào nhà chỉ vì bố say hay sao?

Trước mặt anh và Dịu, người đàn ông ngoài 50 đang lõa lồ chơi trò trồng cây chuối trong nhà. Ông đi lại bằng hai tay liêu xiêu, chực bổ nhào, chốc chốc lại ré lên cười. Cách đó vài mét, trên chiếc ghế gỗ màu đen sờn, người đàn bà còn chút ít nhan sắc mặt không rõ buồn vui ngồi ôm bộ quần áo. Bà phân bua:

- Cô… cô nói bố con mặc đồ mà ông ấy không chịu mặc. Mẹ đi làm đồng từ sáng sớm… Bố con say quá…

- Em đã nói rồi, mình quay lại đi anh…

- Kìa em…

- Anh không đi, em đi…

Dịu lao đi, vẻ mặt có lẽ chưa bao giờ đau đớn hơn thế. Anh đứng lại, chết trân giữa cái nhìn bất lực của người đàn bà và tiếng cười ré của người đàn ông trong cơn say lịm.

Anh trở lại những con đường cũ và quán cà phê Phong Nguyệt kiếm tìm. Cả khu trọ của Dịu. Vậy mà nhiều lần đi lại, anh vẫn không thể tìm được cô. Lũ chim sẻ bên hiên nhà cũng đã bay mất từ lúc nào, chỉ còn những chiếc tổ xác xơ vì mưa nắng.

Dịu mất tăm như hoàn toàn xa lạ với anh.

Sau những tìm kiếm vô vọng, anh thật khó khăn để tập làm quen với cuộc sống không có Dịu. Anh thờ ơ đi qua những buổi chiều chỉ công việc hối hả. Thờ ơ khi bố mẹ, bạn bè nhắc nhở đã đến tuổi lập gia đình. Nhưng rồi anh cũng lấy vợ bởi không ai có thể chịu nổi sự đợi chờ trong vô vọng. Đôi khi anh nhìn vợ vô tư mà thấy xót xa. Cô luôn tin anh chỉ có tình yêu tuyệt đối dành cho gia đình dù trong anh luôn là một góc khuất sâu thẳm.

 

*

*      *


Sang đông, khi anh dường như đã không còn trông ngóng những đàn chim quay lại, không còn qua quán Phong Nguyệt ngồi cà phê một mình và đi hàng trăm lần trên con đường cũ thì Dịu bỗng hiện diện trước mặt anh, thật tình cờ, trong một quán cà phê. Dịu ngồi một mình, trên tay cầm tờ báo đang lật mở nhưng mắt lại nhìn bình hoa cúc tím trên bàn, buồn tênh.

Anh bước vội về phía Dịu, cảm giác chỉ chậm một bước chân thôi, cô có thể biến mất.

- Sao anh biết em ở đây?

- Em ở đâu anh cũng có thể tìm ra.

Dịu mỉm cười. Nụ cười ấy đủ để anh thấy như chưa từng có bốn năm xa cách, như chưa từng có vết xước sâu và dài trong anh. Anh cảm giác tim mình đang nhảy nhót theo điệu flamenco từ chiếc máy nghe nhạc cổ trong quán. Bỗng chốc, thật nhanh, điệu flamenco khiến anh cảm thấy trái tim mình quặn lại khi gặp Dịu trong hoàn cảnh này.

- Em ở đâu suốt bốn năm qua?

- Em qua Úc du học…

Trong khoảng thời gian ấy, Dịu tưởng mình đã quên được anh. Cô đinh ninh rằng thời gian và khoảng cách sẽ làm mờ đi những nỗi đau. Khi đã trưởng thành hơn, Dịu mới thấy mình ngu dại, sao phải chạy trốn tình yêu cho dù với bất cứ lý do gì.

- Em vẫn chưa lập gia đình ư?

- Vâng.

Khi cô nói điều ấy, nhẹ bẫng, anh thấy bàn tay phải của mình trở nên thừa thãi. Chiếc nhẫn cưới chợt cồm cộm trên tay. Anh đút tay vội vào túi. Dịu hồn nhiên nói cười, hồn nhiên tin rằng anh cũng như mình. Anh chẳng thể làm gì khác hơn là khó khăn dùng ngón cái đẩy chiếc nhẫn lọt thỏm vào túi quần.

Anh vốn rất ghét sự dối trá nhưng lại dễ dàng thỏa hiệp với sự dối lòng mỗi khi đến với Dịu. Từ khi gặp lại, anh thường rút chiếc nhẫn cưới cất trong ví trước khi đến nơi hò hẹn. Anh sống lại những cảm xúc của mối tình đầu. Mỗi lần nghĩ tới Dịu, anh chợt thôn thốn trong lòng khi nhớ đến vợ con, cảm thấy không dễ dứt khoát đi về một phía nào. Tình cảm có lẽ là thứ duy nhất không thể cân đo đong đếm.


 

*

*      *


Sinh nhật của anh kề ngày Noel. Bỏ qua đề nghị đưa con đi chơi cùng vợ, anh khấp khởi đến quán cà phê cùng Dịu. Cô gửi anh hộp quà với lời đề nghị: “Anh sẽ mở khi em đã về, nhé?”.

Nói rồi Dịu nhìn anh buồn rười rượi. Trên bàn, lọ hoa cúc tím dường như nhuốm màu úa tàn.

Món quà cô để lại cho anh là chiếc khăn quàng cổ ấm áp. Cùng với món quà là tấm thiệp có những nụ cúc tím chúm chím do Dịu tự tay làm với những lời chia sẻ: “Chúng mình đừng dối nhau nữa, anh ạ. Em quả thực không muốn tin rằng anh đã có gia đình. Em chẳng trách anh, chỉ buồn thôi, vì có lỗi của mình trong đó. Em đã lừa dối anh, vờ như không biết anh có vợ, có con. Cũng là cách em dối lòng để được gần gũi anh. Nhưng chẳng ai làm vậy mà thanh thản được. Em luôn bị ám ảnh bởi quá khứ về gia đình mình. Một người đàn ông và hai người đàn bà. Em từng trách bố, trách cô Hoa không biết lễ nghĩa, trách mẹ quá nhường nhịn, chịu đựng… Chỉ khi biết yêu em mới hiểu rằng chẳng ai có lỗi. Em mong anh có thể hạnh phúc khi dẫn vợ đi trên những con đường mình từng đi, dẫn chị ấy vào đây cùng nghe điệu flamenco mình cùng yêu thích. Em mong khi gặp lại, em có thể chấp nhận rằng chúng ta đã không còn là những kẻ yêu nhau”.

Điện thoại của cô gái ấy lại ngắt liên lạc. Nhưng lúc này, anh không còn cố công tìm kiếm. Thi thoảng, ở một góc quán cà phê quen thuộc, anh ngồi cùng vợ, nghe trái tim mình rộn rã và thanh bình gõ nhịp flamenco…  

 

Võ Thu Hương 

 

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.