Mưa ấm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoảng 8 giờ tối đò đi qua một thị trấn nhỏ. Ông lái đò cập vào bờ, nói: “Các anh, các chị nghỉ đây một chút. Tôi lên bờ có tí việc. Xuống ngay”. Ông cắm sào, buộc dây đò, rồi dò dẫm lên dốc bờ sông.

Sương phủ kín sông. Hai bên bờ lặng phắc, và trong sương đâu đó le lói ánh lửa. Chẳng bao giờ chúng tôi lại có chuyến đi như thế này:  Năm nay chúng tôi đi hội Chùa Hương sớm hơn những lần trước. Cả bọn thuê chuyến đò từ ngã ba sông ở thị trấn Ba Thá đến đoạn sông gần chùa Hương. Buổi dời bến dưới chân cầu Ba Thá sau bữa chiều. Ba tiếng đồng hồ đi được bảy cây số đường sông. Càng đi trời càng tối, sương sông lên mỗi lúc một dày. Đôi bờ sông từ từ bị bóng tối và sương khỏa lấp. Chúng tôi trò chuyện mỗi lúc một thưa. Cuối cùng ai nấy đều im lặng thả ý nghĩ vào sông nước, sương khói. Ông lái đò đã trở lại, tay xách theo vật gì đó.

- Ông mua được gì thế?

- À hà. Mua gì đâu, tôi lấy cái điếu đồng. Bỏ chữa trên thị trấn nửa tháng nay. Giờ mới có dịp qua. Ông lái cởi dây đò. Con đò lại lặng lẽ rời bến. “Điếu đồng là cái gì, bác lái ơi?” - một người lên tiếng hỏi, chắc cậu ta từ nãy đến giờ vẫn băn khoăn về điều đó. “À hà. Các anh chị ở thành phố chắc không quen cái này - từ dưới đuôi đò ông lái nói - nó là cái điếu bát hút thuốc lào làm bằng đồng, ngày xưa các cụ dùng đồ đồng nhiều lắm. Mâm đồng, nồi đồng, ấm đồng, chậu đồng, cơi đồng… Bây giờ bói cũng chẳng thấy”.

- Chỗ lúc nãy bác lên là thị trấn đấy à? “Thị trấn đấy - ông lái nói - thị trấn Kinh Đà. Nhưng chúng tôi vùng này không gọi là thị trấn mà là phố Kinh Đà”. “Phố Kinh Đà có gì hay không ông lái?”. “Ghê lắm. Ghê lắm!”. Tiếng chèo khỏa nước đều đều. Ông lái im lặng sau câu nói xuýt xoa ấy. Tôi nhìn ra xung quanh không biết đâu là nước đâu là sương, đâu là bờ đâu là sông nữa. “Ghê lắm” về cái gì hở, ông lái? - một người sốt ruột hỏi.

- Nhiều chuyện lắm, trộm cướp, đâm chém, bố chồng con dâu... Nhưng ghê nhất vẫn là chuyện ông hàn nồi. Cái điếu đồng của tôi là ông ấy chữa đấy. “Ông kể cho chúng cháu nghe xem nào”. “À hà. Cứ thong thả, tôi biết nhiều chuyện vặt lắm, Hết sông cũng chưa hết chuyện. Hút điếu thuốc xong, tôi kể nghe cho đỡ buồn”. Ông lái xòe diêm. Chiếc điếu đồng hắt sáng. Mùi thuốc lào thơm thơm tạt qua chúng tôi. “Thằng Mỡ chèo chậm lại một chút - ông lái bảo anh con trai - có gió thuận đấy. Mai sẽ mưa đẹp lắm. Gió ấm thế này cơ mà”. Bọn chúng tôi lục đục chuẩn bị chỗ ngồi. Các cô bạn gái ngồi túm vào nhau, choàng chăn chiên kín cổ.


 

 


“Không ai biết tên ông hàn nồi phố Kinh Đà. Mọi người gọi ông là Hàn. Có lẽ vì nghề của ông thế, gọi mãi thành tên thật. Bố ông là người vùng khác dạt đến Kinh Đà và lấy vợ sinh con. Ông cụ mất sớm. Trước khi chết ông cụ để lại cho đứa con trai độc nhất của mình chiếc búa hàn,  cái kéo cắt đồng và cái bồ nhỏ đựng toàn những miếng đồng vụn. Ông Hàn lấy toàn bộ gia tài của cha không một giọt nước. Ông ở lại túp lều cũ, tiếp tục công việc của người bố. Năm đó, ông Hàn 14 tuổi. Buổi sáng ông dậy sớm, và cứ thế gõ búa đến tối. Những lúc không có khách, ông ngồi lau từng miếng đồng vụn sáng đến nỗi người ta ngỡ đó là miếng vàng. Trong bồ có bao nhiêu miếng đồng ông đều nhớ.

Năm 18 tuổi ông lấy vợ. Vợ ông là một người đàn bà đẹp ở cái phố chợ ấy. Nhưng chỉ sau vài tháng, người đàn bà đó bỏ ông và ra đi biệt tăm. Cô ta lấy ông bởi nghĩ rằng ông có nhiều vàng thật. Nhiều đêm cô ta gạ hỏi ông về những miếng vàng lá, ông tủm tỉm không nói gì. Thế rồi một lần ông đi vắng, người đàn bà đã lục tung mọi xó xỉnh trong túp lều của ông để tìm vàng, nhưng chỉ thấy những miếng đồng vụn được lau chùi sáng bóng như gương. Thất vọng, người đàn bà bỏ ông ra đi, sau một đêm khóc lóc vì uất ức và nguyền rủa ông.

Ông không đi tìm người đàn bà đó. Ông ở lại túp lều của ông và tiếp tục gõ búa ngày ngày. Cho đến một buổi chiều, có một người đàn bà làm nghề chài lưới trên sông đến lều ông và mang theo một chiếc nồi đồng. Khi ông làm xong chiếc nồi cho người đàn bà xa lạ thì trời nổi giông. Mưa đổ. Phố chợ chìm trong mưa. Cóc nhái ra đầy đường. Con dốc chạy xuống sông mù trắng. Mưa miên man và không có dấu hiệu tạnh sớm. Người đàn bà nhìn túp lều của ông, nói: “Cho tôi ở lại, hết mưa tôi đi”.

- “Ừ” ông trả lời. Trời sập tối trong mưa. Ông bắc nồi cơm và hỏi: “Ăn cơm nhé?” - “Vâng”. Đến khuya mưa vẫn không ngớt. Bão to hơn. Người đàn bà hỏi: “Cho tôi ngủ nhờ một tối?” - “Ừ” ông Hàn đáp và dọn chỗ ngủ cho người đàn bà xa lạ. Nền túp lều bị dột sũng nước. Gần trưa hôm sau người đàn bà xách chiếc nồi đồng xuống bến và ra đi. Hơn hai năm sau, người đàn bà trở lại và mang theo một đứa bé. Đặt đứa bé chập chững xuống nền túp lều, người đàn bà nói: “Con ông đấy”.

Ông Hàn lặng lẽ nhìn đứa bé và “ừ” một tiếng. Người đàn bà ở lại với ông mươi ngày. Chị giúp ông sửa sang túp lều. Dân phố chợ xì xào suốt ngày về sự kiện đó. Ông Hàn vẫn im lặng và gõ búa. Rồi một buổi tối sau bữa cơm, người đàn bà nói với ông Hàn: “Tôi phải đi, ở lâu trên bờ tôi không chịu được. Ông cố trông nom thằng bé cẩn thận. Tôi sẽ quay lại”. “Ừ” ông Hàn nói và chăm chắm nhìn đứa bé. Đến khuya người đàn bà lặng lẽ xuống bến. Chị để lại cho ông và đứa bé bọc cá khô lớn và đẩy thuyền ra đi.

Ông không biết người đàn bà đi đâu. Ông không biết đứa bé có phải con ông không. Nhưng ông yêu đứa bé và nó làm cho cuộc sống của ông như có điều gì đó vô cùng kỳ lạ. Đêm khuya, khi cả phố chợ đã chìm đắm vào giấc ngủ, ông lại nhớ đến đêm đầu tiên người đàn bà ở trong túp lều của ông. Đêm ấy chị cởi tấm áo mỏng và đến trước ông. Chị nhìn xuống đôi bầu vú đẹp đến kiêu hãnh của mình và hỏi ông: “Ông có vừa lòng không?”.

Và cũng hơn hai năm sau, người đàn bà trở lại. Cả phố chợ xôn xao khi nhận ra chị từ dốc sông đi lên. Lưng chị cõng một đứa bé khác và tay xách một bọc cá khô lớn. Người đàn bà đặt đứa bé trước ông. Ông Hàn nhìn đứa bé rất lâu rồi ngước nhìn người đàn bà thầm hỏi: “Đứa bé này là thế nào?”. Người đàn bà nói: “Con ông đấy”. Giọng chị nhỏ, nhưng quả quyết và đầy kiêu hãnh. Lần này người đàn bà ở lại với ông lâu hơn. Chị giúp ông dựng ngôi nhà mới với số tiền bán cá chị giành dụm được. Dân phố chợ đồn đại biết bao nhiêu chuyện về chị, về những đứa con và những chuyến đi biền biệt của chị. Sau gần một tháng ở lại phố chợ, người đàn bà để lại hai đứa bé cho ông Hàn và lại lên thuyền.

Như hạn định, hơn hai năm sau đó chị lại trở về. Và trên lưng chị lại một đứa bé khác, tay chị xách một bọc cá khô lớn. “Con tôi chứ?” ông Hàn hỏi khi người đàn bà đỡ đứa bé từ trên lưng xuống. “Con ông đấy” người đàn bà nói và bước đến góc nhà. Chị tháo chiếc bao tải đựng cá khô lần trước, mang ra cửa giũ tải. Chỉ còn lại một con cá khô nhỏ bị kiến ăn rỗng. Chị treo tải cá khô mới vào góc nhà. Lần này, người đàn bà ở lại với ông Hàn và đứa nhỏ lâu hơn hai lần trước. Dân phố chợ lại ít ngủ hơn bởi những câu chuyện về chị. Chị đi giữa chợ rạng rỡ và tươi tắn, nước da rám nắng và một bầu ngực căng tròn. Rồi chị lại ra đi, những đứa bé con xuống bến sông tiễn mẹ. Ông Hàn vẫn lặng lẽ lau chùi những đồng vụn.

Hai năm trôi  qua. Năm năm trôi qua. Mười năm trôi qua. Và…

Người đàn bà không thấy trở lại. Mỗi khi có chiếc thuyền lạ cập bến dân phố chợ lại xôn xao. Người ta không thấy ông Hàn nhắc đến người đàn bà bao giờ. Đôi khi họ rình xem buổi tối ông có xuống bến ngóng đợi không? Nhưng cuộc sống ông Hàn hình như vẫn như xưa. Ông vẫn hàng ngày gõ búa và lau chùi những miếng đồng vụn. Những đứa bé lớn lên thành những chàng trai đẹp đẽ và khỏe mạnh, nhưng không đứa nào theo nghề ông. Chúng lần lượt rời ông đi kiếm sống và lập nghiệp ở thành phố.

Cho đến một buổi chiều khi ông đã già, một chiếc thuyền nhỏ cập bến. Dân phố chợ không còn để ý đến những chiếc thuyền lạ nữa. Người đàn bà trở về. Tóc người đàn bà đã bạc, bầu ngực căng tròn xưa kia đã biến mất. Trên lưng người đàn bà không còn một đứa bé nào nữa. Thay vào đó một bao tải cá khô to gấp nhiều lần những bọc cá khô lần trước. Người đàn bà chậm chạp đi lên dốc bờ sông.

Ông Hàn ngước đôi mắt không còn tinh nhanh như xưa nhìn người đàn bà. Tay vẫn lau miếng đồng vụn, ông hỏi: “Sao bà đi lâu thế?”. Người đàn bà đặt bao tải cá khô xuống và nói: “Chúng nó bỏ ông đi hết rồi à?”- “Không phải bỏ, việc của chúng nó, sao bà biết?” - “Tôi biết, bởi thế tôi trở về đây với ông” - “Bà đừng đi nữa” ông Hàn nói giọng nghẹn lại. Lần đầu tiên trong đời ông muốn người đàn bà ở lại với ông. Lần đầu tiên ông thấy cô đơn. Đêm ấy, người đàn bà xuống sông, chất củi đốt con thuyền mà bà gắn bó gần hết cả cuộc đời mình.

*

Câu chuyện đã kể xong từ lâu. Tất cả chúng tôi im lặng. Chỉ còn tiếng nước chảy mơ hồ hai bên mạn đò. Sương đặc. Đò như trôi một thế giới hoang đường.

- Các anh, các chị ngủ đi. Mai thăm chùa, leo núi, mệt đấy.

- Tôi cảm thấy bức bối bởi câu chuyện - một người trong bọn tôi lên tiếng.

- Tớ lại không - người khác nói - Lòng tớ nhẹ bỗng như sương.

- Những đứa con đó có phải là con của ông Hàn không, hở bác lái?

- Có giời mới biết. Nhưng với ông Hàn chúng là con ông. Tất cả là ở đấy.

- Thế người đàn bà kia đi đâu và sinh nở như thế nào?

- Đấy là bí mật. Và bí mật đó làm cho cuộc sống buồn tẻ ở phố chợ này có ý nghĩa.

Sau những lời bàn luận, tất cả lại im lặng. Con đò như trôi trong không trung. Càng về khuya gió ấm về càng đầy. “Nếu các anh, các chị chưa buồn ngủ tôi kể cho nghe câu chuyện khác” - ông lái nói.

- Ông kể đi, kể đi - chúng tôi nhao nhao.

- Chúng ta đang ở địa phận sông làng Áng Thượng, một vùng trồng vải, nhưng không phải vải thiều. Ở đó có một cô gái mù từ nhỏ. Những đêm trăng hạ cô thường ra sông tắm…

Trời đã bắt đầu có mưa bụi. Hơi mưa ấm lạ lùng. Từ hai bên bờ sông mơ hồ nghe tiếng mầm cây rầm rì thức dậy. Nhưng mà nghe gần lắm, hình như là ở ngay hai bên mạn đò gỗ.

Truyện ngắn NGUYỄN QUANG THIỀU
(Dẫn nguồn SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.