Một nhát dao, một sinh mạng, một cuộc đời và bản án dành cho cha mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đang tạm giữ hình sự T.K.N (16 tuổi), ngụ xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng để điều tra về hành vi giết người. 
T.K.N có hành vi giết người. Ảnh: Công an tỉnh Sóc Trăng

T.K.N có hành vi giết người. Ảnh: Công an tỉnh Sóc Trăng

16 tuổi đã có hành vi giết người, quá kinh khủng.

Nguyên nhân dẫn đến hành động tội ác này của cậu bé 16 tuổi là đánh nhau. Tối 10.3, N và nhóm bạn của mình xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát với nhóm của D.T (16 tuổi) cùng ngụ xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng. Trong lúc xô xát, N dùng dao đâm trúng vùng ngực của T. Nạn nhân được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên T đã tử vong.

Ngày 11.3, N được người thân đưa đến trụ sở Công an xã Phú Tân đầu thú. Tại cơ quan công an, bước đầu N khai nhận thấy bạn của mình bị đánh, vì bênh vực bạn nên đã dùng dao đâm T dẫn đến tử vong.

Nhát dao của N đã tước đi mạng sống của một cậu con trai chỉ mới 16 tuổi như N.

Nhát dao của N đã biến N thành bị can trong một vụ án hình sự. Với những chứng cứ hiện tại và lời khai nhận của N, thì em sẽ phải đối mặt với một bản án về tội giết người.

16 tuổi, đang học lớp 10, mang án giết người, cuộc đời của N sẽ là con đường tăm tối. Tuổi ăn tuổi học nhưng phải tù tội, vậy thì không tăm tối sao được. Sau này, cho dù có thực hiện xong án phạt, thì nỗi ám ảnh về giết người theo đuổi trong tâm trí của chính người gây án và của cả xã hội. Muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh u buồn đó để làm người có ích đòi hỏi nghị lực phi thường.

Hành vi phạm tội là của T.K.N, phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nhưng có một loại trách nhiệm khác thuộc về cha mẹ, đó là trách nhiệm giáo dục.

N đi theo bạn bè lập băng nhóm đánh nhau, thủ sẵn dao trong người để đâm người khác. Trong một cuộc ẩu đả, kẻ tham gia hoặc là đâm người, hoặc là bị người đâm.

Trong một gia đình có nền tảng giáo dục tốt, con cái ở tuổi ăn học không thể chơi bời lêu lổng, lập băng nhóm đi đánh nhau, càng không có chuyện khi nào cũng thủ sẵn vũ khí trong người.

Cha mẹ không dạy dỗ, theo dõi sinh hoạt, học tập của con cái thì không ai làm thay được. Thầy cô giáo cũng không thể thay thế được vai trò giáo dục gia đình của cha mẹ.

Gần đây, liên tục xảy ra những vụ học sinh đánh nhau, bị đâm chết. Còn nhiều vụ đánh hội đồng, đầy tính bạo lực, man rợ. Ngăn chặn bạo lực học đường và những vụ án hình sự mà người phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên bằng cách nào?

Xin thưa, nhà trường, tổ chức đoàn thể chỉ là thứ yếu, giáo dục gia đình là gốc.

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.