Mở lại đường bay, thu phí cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chủ quan trước dịch Covid-19 nhưng cũng không thể đóng cửa, không lo sản xuất kinh doanh, việc làm cho người lao động... là lưu ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8
Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào ngày 4-9, bên cạnh kết quả phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm qua các tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế khi tạp chí The Economist đánh giá Việt Nam nằm trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.
Cần thêm những giải pháp mạnh
Theo Thủ tướng, kinh tế vĩ mô đã duy trì ổn định, chính sách tiền tệ thực hiện tốt, dự trữ ngoại hối đạt 92 tỉ USD. Thủ tướng nhấn mạnh xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng khi 8 tháng đạt trên 174 tỉ USD, tăng 1,6%. Xuất siêu trên 11,9 tỉ USD.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng chỉ đạo cần đẩy mạnh xuất khẩu gắn với phát triển mạnh thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội. Đồng thời, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư xã hội, đặc biệt là dòng vốn đang dịch chuyển trong khu vực và thế giới. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là Hà Nội, TP HCM tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp (DN), triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ hiện tại. Ngân hàng Nhà nước sớm sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng, hỗ trợ và gia hạn thời gian hoãn, giãn nợ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 Ảnh: TTXVN
Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành phải xác định chiến lược áp dụng kinh tế số, cơ cấu lại quản trị, tổ chức lại sản xuất. Đây là việc làm quan trọng để tạo sức bật sau dịch. Cùng với đó, cần đẩy mạnh xây dựng một nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước. "Muốn vậy, phải đề cao nội lực, chú ý thị trường nội địa với 100 triệu dân. Không chỉ chú ý đến DN vừa và nhỏ mà phải đặc biệt quan tâm đến những DN lớn có khả năng dẫn dắt và lan tỏa" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại phiên họp, Thủ tướng tiếp tục đôn đốc, yêu cầu các cơ quan liên quan giám sát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhưng không vì mục tiêu thúc đẩy giải ngân nhanh mà làm ẩu, gây lãng phí, kém hiệu quả hay báo cáo không trung thực.
Thận trọng khi mở lại nhiều đường bay
Tại cuộc họp báo Chính phủ cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết các đối tượng hành khách sau khi mở lại đường bay quốc tế là các nhà ngoại giao, nhân viên công vụ, công dân Việt Nam có nhu cầu di chuyển giữa 2 nước và các chuyên gia nước ngoài. Dự kiến, từ ngày 15-9, với tần suất bay mỗi tuần 2 chuyến/quốc gia, lượng hành khách vào Việt Nam khoảng 5.000 người/tuần.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, con số 5.000 người/tuần đã được đánh giá, phân tích rất kỹ càng trên cơ sở năng lực cách ly của các đơn vị liên quan. Bộ GTVT cũng làm việc với nhà chức trách hàng không, hãng bay của các nước về quy trình cách ly phù hợp. Bộ Y tế cho biết các phương án đã được bàn bạc rất kỹ, trong đó có biện pháp cách ly đủ cho 5.000 người/tuần.
Làm rõ thêm nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định việc mở lại đường bay được tiến hành thận trọng và nới dần từng bước, xem xét trên nhiều yếu tố, vừa phòng chống dịch vừa phục vụ cầu thị trường nhưng cũng phải bảo đảm quan hệ ngoại giao với các nước.
Về thu phí cách ly, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định đối tượng cách ly sẽ tự chi trả chi phí cách ly. Nhiều cá nhân, gia đình từ nước ngoài về có nguyện vọng được cách ly ở những nơi lưu trú tốt hơn và sẵn sàng trả chi phí. "Chúng ta nên tạo điều kiện cho người dân khi họ có nhu cầu, hơn nữa sẽ giảm bớt gánh nặng ngân sách. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, TP tạo điều kiện cho các khu cách ly, khách sạn tổ chức triển khai" - ông Mai Tiến Dũng cho hay.
Về phía Bộ Tài chính, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh các đối tượng cách ly ở khách sạn sẽ chi trả mức giá theo thỏa thuận giữa người phải cách ly và bên cung cấp dịch vụ. Đối với các khu vực cách ly tập trung khác, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Y tế để đưa ra mức chi trả phù hợp nhất.
Ông Nguyễn Đức Chung liên quan đến 3 vụ án
Theo Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bị khởi tố, bắt giam vào ngày 28-8 liên quan đến 3 vụ án hình sự. Đối với vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, bước đầu xác định ông Chung chiếm đoạt một số tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường. Đối với vụ Nhật Cường, ông Chung có trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm quy định về đấu thầu gói thầu số hóa ký giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội với Công ty Nhật Cường. Vụ án thứ 3 là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí 41 tỉ đồng trong quá trình mua hóa chất Redoxy 3C xử lý ô nhiễm nước sông, hồ nước. Với vai trò là Chủ tịch TP, ông Nguyễn Đức Chung có trách nhiệm trong việc để xảy ra thất thoát số tiền trên.
Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.