Mẹo hay trị viêm họng trong mùa thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùa thu được coi là gia đoạn thời tiết có nhiều thay đổi. Vào mùa thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến động lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe.
 

 

Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng. Hầu hết mọi người đều đến gặp bác sĩ vì lý do đau, viêm họng. Nhưng bạn nên nhớ rằng không nên lạm dụng kháng sinh và một số cách đơn giản có thể chữa đau họng ngay tại nhà.

Nước muối

Muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nên thường được sử dụng làm chất bảo quản. Nghiên cứu khoa học cho thấy, súc miệng nước muối có thể giúp giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng.

Trong thực tế, một nghiên cứu của Tạp chí Y tế dự phòng cho thấy 40% những người bị ốm và súc miệng nước muối ba lần trong một ngày đều có sự cải thiện về sức khỏe đường hô.

Trộn một muỗng cà phê muối với nửa cốc nước ấm và súc miệng trong 30 giây để thấy được tác dụng tuyệt vời của nước muối khi chữa đau họng.

Mật ong

Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Mật hoa tự nhiên thực sự là hiệu quả hơn xi-rô ho. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe.

Pha một cốc trà nóng với một thìa cà phê mật ong và nước cốt nửa quả chanh là bài thuốc hữu hiệu để chữa đau họng. Nước cốt chanh là một chất làm se chất nhầy ở cổ họng. Vì vậy, loại thức uống này sẽ tăng gấp đôi công dụng chữa đau họng.

Súp gà

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, thịt gà có chứa một loại a-xít amin làm tan chất nhầy khiến cổ họng nhanh được hồi phục. Hơn nữa, một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Đại học Nebraska Medical Center cũng cho rằng súp gà giống như một chất chống viêm có thể phòng chống một loại vi rút.

Kết hợp các loại rau với thịt gà và nước dùng sẽ làm cho món canh của mẹ trở nên ngon và bổ dưỡng hơn.

Tỏi

Có thể tỏi tươi hơi khó ăn ngậm một tép tỏi trong 5-10 phút sẽ có ích cho cổ họng và bệnh nhiễm trùng họng. Tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh cực mạnh, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn.

Rễ cam thảo

Rễ cam thảo đã được sử dụng trong Đông y để điều trị viêm họng, viêm loét, và nhiễm vi rút trong nhiều thế kỷ. Rễ cam thảo có tác dụng tốt nhất khi trộn với nước và súc miệng. Một nghiên cứu trong ngành gây mê và giảm đau phát hiện ra rằng, những bệnh nhân súc miệng nước rễ cam thảo sẽ thấy giảm đau cổ họng sau phẫu thuật.

Mai Thương (theo Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.