Máy bóc vỏ dừa 2 triệu đồng của hai học sinh lớp 8

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hằng ngày, thấy nhiều người vất vả với công việc bóc vỏ quả dừa thủ công, 2 học sinh Trường THCS Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã mày mò chế tạo thành công máy bóc vỏ dừa rất hữu ích.
Ý tưởng sáng tạo từ xứ dừa
Ban Chỉ đạo Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 14 (2017 - 2018) vừa công bố danh sách 106 đề tài, ý tưởng sáng tạo vào vòng chung khảo xếp giải của cuộc thi. Trong đó, "Máy bóc vỏ quả dừa" của 2 tác giả Hồ Tiến Đạt và Ngô Nguyễn Thị Đan Quỳnh, học sinh lớp 8A1, Trường THCS Hoài Châu Bắc là một trong những đề tài sáng tạo rất hữu ích, giúp người nông dân đảm bảo được sức khỏe, tăng thu nhập.
Máy bóc vỏ quả dừa cũng là sáng chế vừa đoạt giải nhất trong lĩnh vực dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Định lần thứ V năm 2018 được trao giải vào cuối tháng 8 vừa qua.
Huyện Hoài Nhơn được xem là thủ phủ dừa của miền Trung với rừng dừa bạt ngàn trên diện tích khoảng 3.000 ha. Tại đây, nhiều người dân đã và đang từng ngày khấm khá hơn nhờ dừa cũng như những chế phẩm từ dừa. Đều đặn hằng tháng, những kiện hàng chế phẩm từ dừa ở đây được xuất đi Trung Quốc, Nhật, Lào và châu Âu.
Để có những chế phẩm từ dừa, công đoạn đầu tiên và cũng là một trong những công việc khó khăn, nguy hiểm nhất là bóc vỏ quả dừa. Trước đây, để bóc được vỏ một quả dừa, người dân thường sử dụng theo cách thủ công là dùng 1 cây mác gồm lưỡi dao bằng sắt gắn vào tay cầm làm bằng gỗ hoặc sắt có dạng hình trụ. Tuy nhiên, đây là phương pháp tốn nhiều sức lực, năng suất không cao lại dễ gây thương tích.
Đạt và Quỳnh ( bên phải) với máy bóc vỏ quả dừa do 2 em sáng chế
Đạt và Quỳnh ( bên phải) với máy bóc vỏ quả dừa do 2 em sáng chế
Hằng ngày, nhìn cảnh cha, mẹ và những người dân quê mình vất vả bóc vỏ từng quả dừa để kiếm sống, cách đây khoảng 1 năm, 2 em Hồ Tiến Đạt và Ngô Nguyễn Thị Đan Quỳnh nảy sinh ý định chế tạo máy bóc vỏ quả dừa để giúp mọi người.
Dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy giáo Đỗ Đức Thại, giáo viên hướng dẫn về các nguyên tắc chuyển động để ứng dụng vào thực tế thiết kế, lắp ráp máy, 2 em Đạt và Quỳnh bắt đầu triển khai việc chế tạo máy bóc vỏ quả dừa. Sau gần 3 tháng mày mò, 2 em đã hoàn thành, đưa vào sử dụng máy bóc vỏ quả dừa tại địa phương mình.
Hiệu quả hơn với máy bóc vỏ quả dừa
Máy bóc vỏ dừa do 2 em sáng chế có cấu tạo khá đơn giản, gồm 1 mô tơ điện công suất 1,1 kW, bộ truyền động ma sát - truyền động đai, bộ truyền động bánh răng - truyền động ăn khớp, 2 trục ru lô, thanh kim loại và cần truyền lực. Chi phí để chế tạo chiếc máy này khoảng 2 triệu đồng.
"Việc sử dụng máy bóc vỏ quả dừa khá đơn giản. Mình chỉ cần đặt quả dừa vào khoảng giữa 2 trục rulo quay ngược chiều, nhờ có cường độ lực lớn tác dụng vào vỏ quả dừa để tách vỏ riêng thành từng mảnh, sau đó sọ dừa rơi ra ngoài" - em Đạt phân tích.
Bình thường, mỗi người làm nghề bóc vỏ quả dừa thu nhập từ 200.000 đến 300.000 đồng/ngày. Thế nhưng, với máy bóc vỏ quả dừa trên, năng suất lao động tăng gấp 3 lần, thu nhập có thể lên tới 700.000 đồng/người/ngày.
Nói về khó khăn trong quá trình chế tạo máy bóc vỏ quả dừa, Quỳnh chia sẻ: "Lần đầu thử nghiệm máy, vỏ dừa bóc ra không sạch, nhiều khi sọ dừa bị vỡ. Khắc phục đi khắc phục lại nhiều lần không được, tụi em định bỏ cuộc. Nhưng sau đó được thầy giáo phụ trách bộ môn Vật lý hướng dẫn, tụi em đã khắc phục được lỗi này".
Theo thầy Đỗ Đức Thại, sau khi 2 em học sinh chế tạo ra máy bóc vỏ dừa, thời gian qua Trường THCS Hoài Châu Bắc thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân xã Hoài Châu Bắc tổ chức triển lãm, giới thiệu máy này cho bà con địa phương biết để sử dụng. Bước đầu, nhiều người dân địa phương đã rất hài lòng sau khi sử dụng sản phẩm này.
"Thời gian qua, 2 em chỉ chế tạo một số máy để giới thiệu cho bà con. Dự kiến trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ các em chế tạo hàng loạt máy để đưa ra thị trường, giúp bà con lao động đạt hiệu quả hơn với việc bóc vỏ quả dừa. Với chiếc máy chỉ tầm 2 triệu đồng, tôi tin rằng nhiều người sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu vì tiện ích và hiệu quả kinh tế của nó mang lại" - thầy Thại nói.
Ông Trần Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hoài Châu Bắc, cho biết từ khi 2 em Đạt và Quỳnh chế tạo ra máy bóc vỏ quả dừa, nhiều người dân địa phương khỏe hơn rất nhiều mà thu nhập lại tăng cao.
"Với phương pháp thủ công, người ta phải trầy trật mới bóc xong một quả dừa. Tuy nhiên, với máy bóc vỏ dừa do 2 cháu học sinh sáng tạo, mọi người đều có thể sử dụng một cách dễ dàng. Trong khi đó, năng suất bóc vỏ dừa cao hơn rất nhiều, từ đó thu nhập của người dân cũng được cải thiện" - ông Hoàng nhận xét.
Đức Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.