Mạng xã hội cũng là một mặt trận chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thói quen dùng mạng xã hội của kha khá người đã ít nhiều thay đổi trong những ngày đóng cửa mà mở lòng, sống chậm vì cái chung to lớn, vì an toàn và lợi ích của cộng đồng.

Trong những ngày căng thẳng hiện nay, khi các ca bệnh trong cộng đồng tăng cao, nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách xã hội thì mạng xã hội đã phát huy vai trò cầu nối để con người càng gắn kết với nhau và góp phần giúp cho nhiều thông tin hữu ích trong phòng chống dịch được lan truyền rộng rãi.

Trào lưu đáng trân trọng

Lướt qua Zalo, dễ dàng thấy rất nhiều avatar (ảnh đại diện) đặt trong khung nền xanh kèm lời kêu gọi từ Bộ Y tế: "Đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19". Dạo một vòng Facebook, những chiếc ảnh đại diện chứa đầy tinh thần phòng chống dịch xuất hiện ngày càng nhiều: khung avatar đính kèm lời nhắc nhở 5K, thông điệp tri ân tuyến đầu chống dịch, lời kêu gọi cùng nhau cố gắng... Đây là cách mỗi cá nhân thể hiện cam kết và trách nhiệm; cũng là một trong những hình thức gần gũi để tuyên truyền và vận động cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Chưa bao giờ trào lưu "khoe khoang" trên mạng xã hội lại mang đến niềm vui, ý nghĩa tích cực và cảm giác dễ chịu như lúc này. Bởi thứ mà người ta khoe nhau là những biên lai chuyển tiền ủng hộ cho Quỹ mua vắc-xin, những đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện vì người yếu thế, chung tay vì tuyến đầu chống dịch…

Anh Quý Phan (quận 7, TP HCM) là người ít sử dụng mạng xã hội nhưng hiện nay rất chịu khó cập nhật. Mới đây, bài đăng giản dị của anh gồm hình ảnh tin nhắn giao dịch chuyển tiền thành công và dòng thông tin số tài khoản của Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 được nhiều bạn bè tương tác nhiệt tình, không ít người bình luận hào hứng "khoe" mình cũng vừa đóng góp xong. Tương tự, anh Nguyễn Vũ Hoàng (quận Gò Vấp, TP HCM) chia sẻ trên Facebook nội dung tương tự kèm biểu tượng gương mặt cười hạnh phúc và nhận nhiều khen ngợi, khích lệ…

Còn nhiều tài khoản mạng xã hội liên tục đăng tải nội dung "khoe khoang" như vậy. Không quan trọng giá trị vật chất là bao nhiêu mà điều đáng trân trọng là cách mọi người bày tỏ sự đồng lòng, tin tưởng vào Chính phủ, vào các tổ chức đoàn thể để gửi gắm tấm lòng mình vào việc lớn "chống dịch như chống giặc". Đặc biệt, việc mọi người tự giác chia sẻ thông tin về các đơn vị tiếp nhận uy tín cũng góp phần hạn chế những đối tượng xấu, lợi dụng thời cơ quyên góp sai mục đích hoặc trục lợi.

 

Giao diện trang Nhật Ký Chống Dịch. (Ảnh từ Facebook)
Giao diện trang Nhật Ký Chống Dịch. (Ảnh từ Facebook)


Những món ăn tinh thần ấm áp, ngọt lành

Mở newfeeds mạng xã hội Facebook những ngày này, tràn ngập bao điều dễ thương nho nhỏ. Những câu chuyện giật gân nhảm nhí câu view, câu like dường như thưa vắng, nhường chỗ cho bao bài đăng tiếp thêm năng lượng tốt lành - lựa chọn tìm xem đầu ngày của nhiều người.

Trang Thăng Fly Comics của họa sĩ Bùi Đình Thăng thường xuyên đăng những bức tranh đáng yêu, lấy cảm hứng từ người thật việc thật, phản ánh tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ y - bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện viên đang căng mình trong tâm dịch và tấm lòng thơm thảo nơi hậu phương vững chắc cùng san sẻ và cổ vũ hết lòng cho tuyến đầu. Trang Nhật Ký Chống Dịch mới được tạo ngày 31-5, số lượng bài đăng chưa nhiều nhưng qua nét vẽ ngộ nghĩnh dí dỏm, Fanpage này ghi lại những nhân vật, tình huống đáng chú ý trong mùa dịch vừa mang đến tiếng cười thư giãn nhẹ nhàng vừa chuyển tải thông điệp phòng chống dịch hiệu quả.

Tĩnh lặng dành ít phút quan sát, không khó để nhận ra cộng đồng mạng đang tăng cường trao đổi nội dung hữu ích, giúp nhau nâng cao hiểu biết và ý thức chống dịch. Những điểm sáng tươi vui được chia sẻ nhanh chóng, mạnh mẽ như góp phần xua tan u ám ngày dịch bệnh. Nào là chuyện cô sinh viên y khoa đi lấy mẫu xét nghiệm đã "tranh thủ" viết lên áo bảo hộ là mình chưa có người yêu; chuyện công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giúp bà con thu hoạch vải; chuyện người dân vùng phong tỏa nấu những bữa cơm ấm nóng tặng lực lượng trực chốt kiểm soát; chuyện anh tài xế xe công nghệ kiên quyết không nhận tiền công chở một bác sĩ vào điểm nóng… Những ghi chép đong đầy sắc thái của sự thông cảm, yêu thương và đoàn kết xuất hiện rộng khắp.

Ngay lúc này, mạng xã hội cũng là một trong những mặt trận hiệu quả và thiết thực mà chúng ta không thể bỏ qua trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19 đầy cam go này.

 


Làm thơ động viên vượt qua Covid-19

Trên trang Facebook cá nhân của anh Huỳnh Hồ Đại Nghĩa (quận Bình Thạnh, TP HCM), bài thơ viết trong những ngày giãn cách xã hội nhận được đồng cảm của nhiều người:

"Những ngày còn lang thang chân chưa mỏi/ Thì tin mười lăm, mười sáu (PV: Chỉ thị 15, Chỉ thị 16) đã đến rồi/ Xin hãy bình tĩnh, thu dọn về nhà ngồi/ Đảm bảo an toàn theo nội dung chỉ thị/ Giãn cách bước chân, nhưng tay ta không nghỉ/ Làm việc tại nhà là việc nên được ưu tiên/ Nếu là khó, xin tăng mức độ siêng/ Nếu là gian nan, xin các bên cùng hiểu/ Học online vẫn đều đều phát biểu/ Họp online vẫn chiến lược rõ ràng/ Không vì Covid mà chúng ta chịu đầu hàng/ Người Việt Nam luôn biết cách qua giông bão/ Không về quê nữa chẳng phải không hiếu thảo/ Không gặp nhau nữa cũng chẳng phải là sẽ hết yêu/ Thành phố sẽ bình an rất nhiều/ Nếu chúng ta 5K và lý trí!".


Theo Hồ Xuân Huy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...