Mận, đào tiêu diệt tế bào ung thư vú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà nghiên cứu tại Texas (Mỹ) phát hiện ra rằng, chiết xuất từ quả mận, đào có thể giết chết các tế bào ung thư vú, kể cả loại ‘gây hấn’ nhất.
 
Chiết xuất từ hai loại quả này trong khi là sát thủ của tế bào ung thư, lại không hề ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Nông nghiệp và hóa thực phẩm cho thấy, polyphenol (hoạt chất trong thực vật có tác dụng kháng viêm, sát trùng, chống lão hoá và chống oxy hoá) đóng vai trò tiêu diệt tế bào ung thư.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về chất chống oxy hóa và hoạt chất thực vật có trong mận rồi nhận thấy, các chất này thậm chí bằng hoặc nhiều hơn quả việt quất (loại quả được coi là vượt trội hơn các hoa quả khác về hai loại chất này).
Bước tiếp theo là tìm hiểu chất chống oxy hóa có đặc tính chống loại ung thư cụ thể nào không. Nhà nghiên cứu chọn ung thư vú (bệnh ung thư phổ biến với phụ nữ). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư vú chiếm khoảng 16% số trường hợp tử vong vì ung thư ở phụ nữ toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng chiết xuất của hai loại quả thường gặp hàng ngày là mận và đào. Chiết xuất thậm chí tiêu diệt được cả tế bào ung thư gây hấn nhất, nhưng không hề ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh.
Thông thường trong điều trị hóa trị ung thư, tế bào bình thường cũng bị tiêu diệt cùng với tế bào ung thư, nên gây những tác dụng phụ lớn.
Cụ thể hơn, hai loại phenols đặc biệt: chlorogenic và neochlorogenic – đảm nhận việc tiêu diệt tế bào ung thư. Hai loại này có phổ biến ở các loại quả chứa nhiều polyphenols và mận, đào có hàm lượng cao đặc biệt.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các kiểm nghiệm thí nghiệm cũng xác nhận rằng, hợp chất nói trên ngăn ngừa ung thư phát triển ở động vật. Trên thực tế, danh sách thực phẩm như mận hay đào có khả năng tiêu diệt ung thư là khá dài.
Nghiên cứu cho thấy có thể chọn lọc chất dinh dưỡng để tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng các lợi ích polyphenol đồng thời chừa ra tế bào khỏe mạnh. Phát hiện này là bước đột phá trong công tác phòng chống và điều trị ung thư.
Thái An (Undergroundhealthreporter/Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.