Sả. Tinh dầu sả có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, giúp thông mũi, giảm ho, hạ sốt. Cách dùng:
Dùng làm trà: Lấy 3 - 5 cây sả tươi, đập dập, hãm với nước sôi, có thể thêm mật ong và chanh để tăng hiệu quả.
Dùng để xông: Kết hợp sả với gừng, tía tô, bạc hà để nấu nước xông.

Tía tô: Công dụng giải cảm, hạ sốt, ra mồ hôi, giảm ho, tiêu đờm. Cách dùng:
Uống nước lá tía tô: Đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm.
Kết hợp trong nồi xông: Nấu lá tía tô với sả, gừng, bạc hà để xông hơi.

Gừng: Tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, kích thích tuần hoàn, giảm ho, long đờm, giảm đau họng. Cách dùng:
Trà gừng: Gừng tươi 3 - 5 lát, pha với nước nóng, thêm mật ong, chanh để tăng cường tác dụng.
Ngâm chân: Gừng đập dập đun sôi với nước, dùng để ngâm chân giúp lưu thông khí huyết, giảm cảm cúm.

Kinh giới: Giúp hỗ trợ giải cảm, hạ sốt, giảm đau đầu. Cách dùng: Hãm trà kinh giới để uống hoặc dùng trong nồi xông giải cảm.
Bạc hà: Giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, hạ sốt nhẹ, kích thích tuyến mồ hôi. Cách dùng: Hãm trà bạc hà, thêm chút mật ong để tăng hiệu quả. Hoặc xông hơi với lá bạc hà giúp làm sạch đường hô hấp.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách dùng một số bài thảo dược trị cảm cúm và xông hơi khử khuẩn trong gia đình.
Trà gừng mật ong: (giảm ho, ấm người, thông mũi)
Nguyên liệu: 3 - 5 lát gừng tươi; 200 ml nước sôi; 1 thìa cà phê mật ong; 1 - 2 lát chanh.
Cách làm: Đun nước sôi, thả gừng vào, đậy nắp ủ trong 10 phút. Lọc bỏ gừng, thêm mật ong và chanh. Uống khi còn ấm, ngày 2 - 3 lần. Lưu ý: Không uống khi bụng đói vì có thể gây nóng ruột.
Trà sả tía tô: (giải cảm, hạ sốt, ra mồ hôi)
Nguyên liệu: 3 cây sả tươi (đập dập); 10 lá tía tô; 300 ml nước sôi; 1 thìa cà phê mật ong hoặc đường phèn.
Cách làm: Đun nước sôi, cho sả và tía tô vào, đậy nắp ủ 10 phút. Thêm mật ong hoặc đường phèn, uống khi còn ấm.
Lưu ý: uống sau bữa ăn để phát huy tác dụng giải cảm tốt nhất.
Trà bạc hà gừng: (thông mũi, giảm nghẹt mũi, dễ thở)
Nguyên liệu: 5 - 7 lá bạc hà; 2 - 3 lát gừng; 250 ml nước sôi; 1 thìa cà phê mật ong.
Cách làm: Hãm bạc hà và gừng trong nước sôi 10 phút. Thêm mật ong, khuấy đều và uống ấm.
Lưu ý: Không dùng bạc hà quá nhiều vì có thể gây kích ứng dạ dày.
Ngâm chân trị cảm cúm:
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi (đập dập); 1 nắm lá sả (cắt khúc); 2 lít nước.
Cách làm: Đun sôi gừng, sả với 2 lít nước trong 10 phút. Đổ ra chậu, để nước nguội bớt đến khoảng 40 độ C (ấm nhưng không quá nóng). Ngâm chân trong 15 - 20 phút trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Không ngâm chân nếu có vết thương hở. Người bị tiểu đường cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ nước trước khi ngâm.
TS-BS Phan Minh Đức
(Phó chủ nhiệm Bộ môn Y học cổ truyền - Trường ĐH Y dược - ĐH Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu y dược học Tuệ Tĩnh)
(Dẫn nguồn TNO)