Ma trận thông tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau livestream (phát trực tiếp) bán hàng, 'trình diễn nghệ thuật'… thì giờ đến cả livestream dạy học đang rộ lên trong khung giờ nửa đêm về sáng.

Nhìn lại thời gian qua, sự bùng nổ của TikTok hay nhiều kênh mạng xã hội khác đang thay đổi rất nhiều hoạt động. Trong đó, việc thông qua mạng xã hội để dễ tiếp cận giới trẻ cũng là sự thay đổi lớn mà qua đó có thể hình thành một kênh giao tiếp hữu ích.

Thế nhưng, cũng vì sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội mà ai cũng có thể trở thành một nguồn khởi phát thông tin đang khiến nội dung, thông tin trên mạng xã hội như một ma trận thật giả, đúng sai lẫn lộn. Thậm chí, không hề quá lời nếu nói lượng thông tin khổng lồ trên mạng xã hội chẳng khác gì một mớ hổ lốn.

Thực tế câu chuyện livestream dạy và học trên TikTok hay mạng xã hội khác cũng vậy!

Chuyện học tập thì cần được ủng hộ nhưng dạy và học như thế nào cho hiệu quả thì lại là một chuyện khác, chứ không thể tư duy theo kiểu cứ học thì "không bổ ngang cũng bổ dọc". Cụ thể ở đây là những nội dung, chương trình dạy sẽ được kiểm soát như thế nào, rồi ai được phép mở lớp dạy? Bởi dù trực tuyến hay trực tiếp, nếu truyền bá kiến thức không chuẩn xác thì đều dẫn đến những hậu quả không tốt, nhất là đối với các bạn trẻ vẫn còn trong quá trình tiếp nhận những thông tin cơ bản. Đó là chưa kể việc dạy và học giờ nào cho khoa học, hiệu quả và phù hợp với việc phát triển của học sinh cũng là một vấn đề. Rõ ràng, chuyện thức đêm từ ngày này qua ngày kia thì rõ ràng không tốt cho sức khỏe. Đây cũng chính là điều mà Báo Thanh Niên đã đặt ra trong bài viết Nở rộ học trên TikTok vào đêm khuya được đăng tải hôm qua (16.8).

Không chỉ là sức khỏe hay kiến thức mà còn vấn đề tiền bạc như bài viết đã đặt ra, bởi những buổi livestream có thể là sự khởi đầu cho việc kêu gọi đóng phí bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi những chương trình livestream không bị kiểm soát như việc dạy và học trực tiếp hay theo một chương trình được quản lý, thì học sinh tham gia có thể rơi vào tình cảnh "tiền mất tật mang".

Thực tế, sự bùng nổ thông tin, nội dung "thượng vàng hạ cám" hiện nay trên mạng xã hội rất cần được kiểm soát chặt chẽ vì có thể gây ra những hậu quả nhất định, chứ không còn đơn thuần giải trí hay "xem cho vui". Ngoài dạy học, còn rất nhiều nội dung không thể kiểm chứng nhưng có thể gây hậu quả như hướng dẫn cách thức chữa bệnh, bí quyết làm đẹp… hay phổ biến là những tin đồn, tin giả.

Giữa thực tế như vậy, cơ quan chức năng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ cần tăng cường kiểm soát nội dung, thông tin trên mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chính bản thân mỗi người cũng cần trang bị cho mình khả năng tự làm chủ trước ma trận thông tin, nội dung đang bủa vây trên khắp các mạng xã hội. Nếu không tự làm chủ, thì việc sa đà vào vòng xoáy nội dung, thông tin sẽ lợi bất cập hại.

Theo Phát Tiến (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Triển vọng rõ ràng

Triển vọng rõ ràng

Bên lề hội nghị Fitch On Vietnam 2024 diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, người viết đã có cuộc phỏng vấn các quản lý khu vực của Hãng đánh giá tín nhiệm tín dụng Fitch Ratings.