Lương hưu: Người 100 triệu, người 350 ngàn đồng, tăng thế nào cho công bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hàng ngàn người lương hưu đang ở mức “chết đói”: Chỉ 1,3 triệu đồng/tháng. Có người chỉ 350 ngàn đồng/tháng. Trong khi đó, có những “ông giám đốc” đang hưởng lương hưu 100 triệu đồng/tháng.

Vấn đề chính là ở chỗ với đồng lương “không đủ sống” thì chúng ta sẽ được tăng bao nhiêu? Có bù đắp cho sự mất giá đồng tiền suốt nhiều năm qua vì lạm phát? Minh hoạ của Đan/LĐO
Vấn đề chính là ở chỗ với đồng lương “không đủ sống” thì chúng ta sẽ được tăng bao nhiêu? Có bù đắp cho sự mất giá đồng tiền suốt nhiều năm qua vì lạm phát? Minh hoạ của Đan/LĐO
Những dữ kiện trên có nguồn từ chính bảo hiểm xã hội. Và trong khi nguồn lực dành cho việc tăng lương có hạn, đã có không ít ý kiến rằng: hẵng tăng trước cho những người lương thấp.
Chúng ta có thực tế là những người về hưu trước 1975, lương thấp đến đáy, tức là chỉ 3 triệu/tháng; không ít chỉ 1,3 triệu, thậm chí, thấp nhất chỉ 350 ngàn.
1,3 triệu thì sống bằng gì? Khi thậm chí nó còn thấp hơn cả chuẩn nghèo mới ở nông thôn (1,5 triệu). 3 triệu thì sống bằng gì, khi giá cả như con tốt, chỉ tiến không lùi, khi ngoài chi phí tối thiểu cho một cuộc sống tối thiểu, những người hưu trí phải chi phí rất lớn cho sức khoẻ, cho y tế.
Giữa 100 triệu và 350 ngàn là một khoản chênh lệch lớn về hưởng thụ. Nhưng, thưa các bạn, sự chênh lệch này có xuất phát điểm là một sự chênh lệch khác trong đóng góp.
Chẳng hạn, những nông dân ở Nghệ An đang có mức lương 350 ngàn chỉ đóng góp vài năm, với mức đóng góp có khi chỉ 10 ngàn đồng mỗi tháng. Trong khi “ông giám đốc” chẳng hạn (xin nói rõ là giám đốc một doanh nghiệp FDI), mức lương hưu 100 triệu được hình thành trong 23 năm. Trước năm 2006, khi số tiền đóng bảo hiểm không bị giới hạn mức trần, “ông giám đốc” đã đóng trung bình 69 triệu/tháng trong suốt 15 năm. Ngay cả tháng trước khi về hưu, “ông giám đốc” đã đóng đến 23 triệu cho tháng cuối cùng ấy.
Có thể hôm nay chúng ta nhìn thấy giữa mức lương hưu 100 triệu và 350 ngàn, hay 1,3 triệu, hay 3 triệu là một khoảng cách vời vợi. Nhưng khoảng cách ấy không hề là vô lý.
Sự vô lý, nếu có, thậm chí thuộc về “ông giám đốc”, người bị khống chế chỉ được hưởng 62% mức đóng chứ không phải là 70%.
Nếu đợt điều chỉnh lương tới chúng ta chỉ tăng lương cho những người lương thấp thì phải chăng chúng ta đã không công bằng với những “ông giám đốc”, những người đã cống hiến, đã đóng góp rất lớn, rất nhiều?
Cái chúng ta lo lắng là lương hưu thấp đến không đủ sống. Và điều đó cần phải thay đổi. Nhưng thay đổi hoàn toàn không có nghĩa là phá vỡ sự công bằng, phá vỡ nguyên tắc đóng cao thì hưởng nhiều, đóng thấp thì hưởng ít.
Vấn đề chính, các bạn ạ, là ở chỗ với đồng lương “không đủ sống”, mà phải nói thẳng là “chết đói”, thì chúng ta sẽ được tăng bao nhiêu? Có bù đắp cho sự mất giá đồng tiền suốt nhiều năm qua vì lạm phát? Và sau khi “tăng lương” thì có để xảy ra tình trạng “tát nước theo lương”, thậm chí, lương chưa tăng gì giá đã tăng.
Không thể có chuyện chỉ tăng cho những người lương thấp được đâu.
Bởi suy cho cùng, công bằng thì phải là cho tất cả mọi người chứ không thể có ngoại trừ, nhất là đối với những người đã đóng góp rất lớn.
ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.