Lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng: Vì sao nạn nhân dễ mắc bẫy?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi một vụ việc liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng (NH) xảy ra, nhiều người lại thắc mắc: Vì sao nạn nhân lại cả tin đến vậy?
Vì sao nạn nhân dễ mắc bẫy lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng? (ảnh minh họa)

Vì sao nạn nhân dễ mắc bẫy lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng? (ảnh minh họa)

Một số ý kiến tại một hội nghị về "Nhận diện phương thức, thủ đoạn và giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chuyển tiền qua hệ thống NH" do Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp Chi nhánh NH Nhà nước tỉnh này tổ chức đã phần nào lý giải vấn đề.

Theo đó, các chuyên gia nhận định, mặc dù đây không phải là loại tội phạm mới, nhưng các thủ đoạn và phương thức của chúng ngày càng tinh vi và phức tạp, khiến cơ quan an ninh mạng phải "mướt mồ hôi" để theo kịp.

Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, chia sẻ tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hệ thống NH và công nghệ cao đang trở nên phổ biến với hàng chục phương thức khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát và các cơ quan nhà nước để dọa nạt người dân, hoặc hack tài khoản mạng xã hội để lừa tiền. Đặc biệt, tội phạm này thường sử dụng các tài khoản NH để ép người bị lừa chuyển tiền vào rồi chiếm đoạt.

Thượng tá Nguyễn Hoàng Hà (Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an) nhấn mạnh tội phạm lừa đảo không chừa bất kỳ ai, thậm chí cả những cán bộ hưu trí có con làm công an. Các nhóm tội phạm này thường hoạt động từ nước ngoài, có tổ chức chặt chẽ và luôn nghĩ ra những kịch bản lừa đảo mới, khiến công tác điều tra và thu hồi tài sản gặp nhiều khó khăn.

Nhưng có một điều mà người viết rút ra được thông qua nhiều ý kiến của chuyên gia rằng, vai trò của các NH trong việc ngăn chặn tội phạm lừa đảo là rất quan trọng. Bằng chứng là nhân viên NH đã nhiều lần phát hiện và chặn đứng các giao dịch chuyển tiền đáng ngờ, giúp nhiều khách hàng cả tin không chuyển hàng chục tỉ đồng cho tội phạm lừa đảo.

Kịch bản lừa đảo chiếm đoạt tài sản chuyển tiền qua hệ thống NH có tinh vi đến mấy, nhưng những nỗ lực từ NH, cùng với động thái quyết liệt từ cả phía cơ quan chức năng sẽ góp không nhỏ trong việc phòng chống tội phạm lừa đảo. Tất nhiên, sự cảnh giác từ người dân vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.