Lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sự trở lại làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sau gần một tháng, kể từ chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang đã xóa tan những nghi ngờ, đồn đoán, thậm chí là những lời bịa đặt đầy ác ý của những kẻ có tư tưởng chống phá. Nhưng hơn hết, sự trở lại điều hành công việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã làm thỏa lòng mong đợi của nhân dân. Điều đó cho thấy thế nào là lòng dân khi nghĩ về người lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Chiều 14-5, sau khi một số cơ quan báo chí đưa tin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt của Đảng-Nhà nước thì hàng triệu ánh mắt, hàng triệu con tim của người dân Việt Nam hồi hộp, chờ đợi đến giờ bắt đầu chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam để thỏa lòng trông đợi bấy lâu. Đó là được tận mắt nhìn thấy hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng như thế nào, sau gần một tháng không thấy ông xuất hiện trong các sự kiện chính trị lớn của đất nước.   
Một tháng thiếu vắng hình ảnh người đứng đầu Đảng-Nhà nước trên truyền thông chính thống đã gây ra rất nhiều đồn đoán trên mạng và dư luận xã hội. Trong các phiên tiếp xúc cử tri, nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều nhận được những câu hỏi đầy quan tâm, lo lắng của nhân dân về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Dù cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao, các nhà lãnh đạo cấp cao đã trấn an dư luận, báo chí rằng sức khỏe của ông đang tốt dần lên và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ sớm trở lại làm việc nhưng dường như bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ làm cho dư luận yên tâm.
Chỉ đến khi hình ảnh ông xuất hiện lại trên truyền hình với những chỉ đạo rõ ràng, quyết liệt về một số công việc cấp bách, trọng tâm của Đảng và đất nước thì những quan tâm, lo lắng của cán bộ, đảng viên và nhân dân mới được giải tỏa. Một tâm trạng mừng vui, yên tâm, tin tưởng đã lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Những người trước đó trót đọc các bài viết trên mạng xã hội, các trang tin điện tử ở nước ngoài với những đồn đoán, suy diễn đầy ác ý về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngay lập tức nhận ra cũng những trang mạng ấy, những “anh hùng bàn phím” ấy đã im bặt, không còn múa may xiên xẹo nữa, khi sự thực đã rành rành trước mắt. Nhiều độc giả của các hãng truyền thông nổi tiếng trên thế giới đã không ngần ngại chia sẻ trên mạng xã hội sự đồng cảm của mình với người dân Việt Nam khi sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã hồi phục, ông đã trở lại điều hành công việc của đất nước bình thường.
Ngày 14-5, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì cuộc họp cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng-Nhà nước cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng. Ngày 15-5, ông lại điều hành cuộc họp Bộ Chính trị để bàn về một số công việc lớn chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 10. Những hoạt động liên tiếp như vậy của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tự nhiên đã như một câu trả lời, một cú đánh vỗ mặt vào những kẻ “nhàn cư vi bất thiện”, cố tình bịa đặt, đồn thổi ác ý, đi ngược với sự trông mong của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.
Người dân dành những tình cảm và sự quan tâm đặc biệt, mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mạnh khỏe để tiếp tục lãnh đạo đất nước vì họ nhận ra rằng, mấy năm gần đây, ông đã trở thành biểu tượng và quyết tâm của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Việc ông trở lại làm việc bình thường khiến những cán bộ cấp dưới thêm vững tâm và được truyền thêm cảm hứng.
Nhân dân tin tưởng và hy vọng nên mới mong Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mạnh khỏe để tiếp tục lãnh đạo công cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng với tốc độ cao hơn, quyết liệt hơn và trên phạm vi rộng hơn. Đó là dấu hiệu tích cực của niềm tin mà người dân muốn gửi gắm vào Đảng, mong Đảng làm được nhiều hơn nữa để không phụ niềm tin ấy của họ.
 NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.