Liên kết đào tạo nghề lao động nông thôn: Hiệu quả từ nhiều phía

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhờ triển khai mô hình liên kết “4 nhà”: nhà nông (người học), nhà trường (cơ sở đào tạo), nhà nước (địa phương có lao động học nghề), nhà sử dụng lao động (doanh nghiệp) nên công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề nông thôn đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình đã giúp gần 90% người học có việc làm ổn định.

Lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn ở huyện Đak Đoa. Ảnh: Đức Thụy
Lớp đào tạo nghề may cho lao động nông thôn ở huyện Đak Đoa (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Đức Thụy

Ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Huyện vừa tổ chức thành công Hội chợ việc làm năm 2022 thu hút 15 doanh nghiệp về địa phương tuyển dụng lao động. Cùng với đó, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Gia Lai thường xuyên tổ chức dạy nghề và tìm việc làm cho người lao động. Nhiều lao động sau khi học nghề đã tự mở cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế bằng ngành nghề đã học. Một số người biết sửa chữa máy nông nghiệp hoặc vào làm ở các cơ sở sản xuất với thu nhập khá ổn định.

Năm 2019, bà Trần Thị Hoài-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 5 (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) đã thành lập Tổ hợp tác may. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, bà Hoài đã tập hợp những người biết may trên địa bàn và liên kết với doanh nghiệp để tìm đơn hàng. “Mới đầu, tôi chỉ kết nối được 4 người biết may gia công trên địa bàn. Sau đó, một số người có nhu cầu tham gia và được chúng tôi tạo điều kiện đào tạo tay nghề. Hiện nay, Tổ đã thu hút 17 thành viên là chị em phụ nữ trong thôn vốn không có việc làm. Sau 3 tháng đào tạo, các thành viên đều biết may và lắp ráp những bộ quần áo thông thường”-bà Hoài chia sẻ.

Cũng theo bà Hoài, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sau một thời gian, Tổ đã tiếp cận với một số xưởng may ở TP. Hồ Chí Minh và nhận được đơn đặt hàng thường xuyên. Hiện nay, 17 thành viên trong tổ đều đã thạo việc, thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng/người.

 Nhiều lao động sau khi học nghề đã tự mở cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều lao động sau khi học nghề đã tự mở cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế. Ảnh: Đức Thụy
Ông Vũ Nguyễn Tường Linh-cán bộ phụ trách tuyển dụng Công ty cổ phần nông nghiệp Trường Hải: Từ năm 2020 đến nay, Công ty liên kết với Trường Cao đẳng Gia Lai tuyển dụng hơn 200 học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, mỗi năm, Công ty tạo điều kiện cho hàng trăm học sinh, sinh viên về các đơn vị trực thuộc Công ty kiến tập, thực tập theo chương trình kế hoạch đào tạo. Qua đó, học sinh, sinh viên có năng lực, kỹ năng thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

Tương tự, thông qua liên kết đào tạo, Trường Cao đẳng Gia Lai trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người khi tìm hiểu và tham gia học nghề. Thạc sĩ Phạm Văn Điều-Hiệu trưởng nhà trường-thông tin: Mỗi năm, nhà trường đào tạo hơn 6.000 học sinh, sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Nhà trường chú trọng giáo dục, tư vấn cho người lao động về vai trò của học nghề và khuyến khích học nghề, lấy việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm. Cũng vì mục tiêu đó, nhà trường đã chủ động kết nối với một số doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng để triển khai đào tạo các nghề tương ứng. “Từ năm 2015 đến nay, nhà trường đã liên kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp nhận học viên cần đào tạo. Nhờ đó, gần 90% học viên tốt nghiệp đã có việc làm”-Thạc sĩ Phạm Văn Điều nói.

Nhìn nhận về sự liên kết “4 nhà” trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-đánh giá: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định, có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa “4 nhà”. Người học xác định học nghề là cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng suất lao động và thu nhập; là cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. “Ngành chức năng và các địa phương cần tích cực tư vấn, hướng nghiệp để người lao động lựa chọn nghề học phù hợp. Hàng năm, các doanh nghiệp cũng đã đăng ký nhu cầu tuyển dụng để cơ quan chức năng, đơn vị đào tạo nắm bắt và có kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nguồn nhân lực tại địa phương”-ông Hải cho biết.

 

ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.