Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 64 đã nhất trí lấy Ngày quốc tế chống thử hạt nhân là ngày 29-8 hàng năm, nhằm huy động các nỗ lực của toàn hệ thống Liên hợp quốc để thông tin, giáo dục và nêu bật sự cần thiết phải cấm thử hạt nhân trên toàn cầu để tiến tới một thế giới an toàn hơn.
Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định chấm dứt các vụ thử hạt nhân là một trong các biện pháp chủ chốt để đạt được mục tiêu thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Quyết định trên dựa theo sáng kiến của Chính phủ Kazakhstan, lấy ngày Kazakhstan đóng cửa khu thử hạt nhân Semipalatinsk của Liên Xô cũ trên lãnh thổ nước mình, nơi từng diễn ra 456 vụ thử hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, làm Ngày quốc tế chống thử hạt nhân.
Ngày quốc tế chống thử hạt nhân lần đầu tiên sẽ diễn ra với các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm, các cuộc thi tìm hiểu, nhiều xuất bản phẩm và chiến dịch truyền thông cùng với những sự kiện mang tính giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ hạt nhân tại các trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Vienna (Áo), Astana (Kazakhstan), các viện nghiên cứu, các tổ chức thanh niên và nhiều nước trên khắp thế giới.
Trong thông điệp gửi thế giới nhân khởi động Ngày quốc tế chống thử hạt nhân, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh nhân loại không thể chuyển thách thức xây dựng một thế giới an toàn hơn và an ninh hơn cho các thế hệ mai sau.
Theo ông Ban Ki-moon, hoàn toàn có thể đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân ngay từ bây giờ và kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc ngừng mọi vụ thử hạt nhân và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT)- văn bản trụ cột của chiến lược loại trừ vũ khí hạt nhân.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh kiềm chế nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ mạnh để đạt mục tiêu không phổ biến và loại trừ vũ khí hạt nhân.
Việc cộng đồng thế giới hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Chính phủ Kazakhstan đã phản ánh sự lo ngại sâu sắc của nhân loại trước nguy cơ xuất phát từ các vụ thử hạt nhân.
Hội nghị đánh giá thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân năm 2010 kết thúc thành công cũng đã tiếp sinh khí để đạt mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến hạt nhân, mở đường cho những thay đổi chiến lược, chính sách về hạt nhân và giảm kho vũ khí này.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ali Treki cũng cho rằng đã đến lúc cộng đồng thế giới nên nhanh chóng mở rộng các khu vực phi hạt nhân trên toàn cầu.
Hiệp ước CTBT được thông qua năm 1996, hiện có 182 nước ký và 152 nước phê chuẩn. Văn bản này kêu gọi thực hiện thời gian biểu nhằm đạt mục tiêu ngừng tất cả các vụ thử hạt nhân vào năm 2012.
Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định chấm dứt các vụ thử hạt nhân là một trong các biện pháp chủ chốt để đạt được mục tiêu thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Ảnh minh họa |
Ngày quốc tế chống thử hạt nhân lần đầu tiên sẽ diễn ra với các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm, các cuộc thi tìm hiểu, nhiều xuất bản phẩm và chiến dịch truyền thông cùng với những sự kiện mang tính giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ hạt nhân tại các trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Vienna (Áo), Astana (Kazakhstan), các viện nghiên cứu, các tổ chức thanh niên và nhiều nước trên khắp thế giới.
Trong thông điệp gửi thế giới nhân khởi động Ngày quốc tế chống thử hạt nhân, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh nhân loại không thể chuyển thách thức xây dựng một thế giới an toàn hơn và an ninh hơn cho các thế hệ mai sau.
Theo ông Ban Ki-moon, hoàn toàn có thể đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân ngay từ bây giờ và kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc ngừng mọi vụ thử hạt nhân và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT)- văn bản trụ cột của chiến lược loại trừ vũ khí hạt nhân.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh kiềm chế nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ mạnh để đạt mục tiêu không phổ biến và loại trừ vũ khí hạt nhân.
Việc cộng đồng thế giới hoàn toàn ủng hộ đề nghị của Chính phủ Kazakhstan đã phản ánh sự lo ngại sâu sắc của nhân loại trước nguy cơ xuất phát từ các vụ thử hạt nhân.
Hội nghị đánh giá thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân năm 2010 kết thúc thành công cũng đã tiếp sinh khí để đạt mục tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến hạt nhân, mở đường cho những thay đổi chiến lược, chính sách về hạt nhân và giảm kho vũ khí này.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ali Treki cũng cho rằng đã đến lúc cộng đồng thế giới nên nhanh chóng mở rộng các khu vực phi hạt nhân trên toàn cầu.
Hiệp ước CTBT được thông qua năm 1996, hiện có 182 nước ký và 152 nước phê chuẩn. Văn bản này kêu gọi thực hiện thời gian biểu nhằm đạt mục tiêu ngừng tất cả các vụ thử hạt nhân vào năm 2012.
Theo TTXVN