Lê Bá Khánh Trình - con người đa tài, nhiệt huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979, Lê Bá Khánh Trình chọn làm thầy giáo.

Năm 1979, Lê Bá Khánh Trình làm rạng danh Việt Nam khi giành điểm tuyệt đối 40/40 tại Olympic Toán học quốc tế (International Mathematical Olympiad - IMO). Cùng với huy chương vàng, Khánh Trình nhận thêm giải đặc biệt dành cho thí sinh có lời giải đẹp nhất. 41 mùa IMO, Khánh Trình vẫn là thí sinh Việt Nam duy nhất có được thành tích này.

Anh sau đó được tuyển thẳng vào khoa Toán-Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Khánh Trình trở về Việt Nam.

"Có đi thì có về thôi", anh trả lời như vậy khi có người hỏi "tại sao về nước khi bạn bè đi Đông đi Tây", khi ở nước ngoài có nhiều cơ hội phát triển.

 

Lê Bá Khánh Trình - cậu bé vàng Toán học Việt Nam năm xưa hiện là giáo viên Khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Phanxipang
Lê Bá Khánh Trình - cậu bé vàng Toán học Việt Nam năm xưa hiện là giáo viên Khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Ảnh: Phanxipang


Viện Toán học Việt Nam đã mời Lê Bá Khánh Trình về công tác, nhưng anh từ chối vì điều kiện làm việc, đi lại xa xôi. Anh chọn làm giảng viên khoa Toán - Tin, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM. Mấy chục năm qua, Khánh Trình say mê với công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức Toán cho các thế hệ học trò.

Không chỉ sinh viên trường Tự nhiên, anh còn dạy học sinh Phổ thông năng khiếu. Nhiều năm gần đây, anh tham gia tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển Việt Nam thi Toán quốc tế; là trưởng, hoặc phó đoàn Việt Nam dự IMO. Anh cũng tham gia huấn luyện cho đội tuyển IMO của Saudi Arabia từ năm 2015, giúp đoàn bạn đạt thành tích tốt trong các kỳ thi quốc tế.

Ở công việc, cương vị nào, người đàn ông sinh năm 1962 gốc Huế cũng làm với tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và đầy cảm hứng. Anh ít viết bài, nhưng đã viết thì là "tuyệt phẩm". Hình học tĩnh và động của anh viết năm 2008 cho đến nay vẫn là bài viết kinh điển về phép biến hình.

"Tôi biết sức mình nên chọn công việc phù hợp nhất, nơi tôi phát huy được sở trường. Nếu làm khoa học hay quản lý, chắc tôi sẽ là nhà khoa học làng nhàng, nhà quản lý kém. Tôi làm giáo viên thấy tự tin và hợp sức mình nhất", anh đã nói như thế khi nhiều người đề cập chuyện thay đổi công việc.

Lê Bá Khánh Trình đa tài và đầy năng lượng

Nói đến Lê Bá Khánh Trình mọi người nhắc đến hiện tượng Toán học của Việt Nam. Sinh viên khoa Toán Đại học Khoa học tự nhiên và học sinh trường Phổ thông năng khiếu biết đến thầy Trình hơi khó gần, nghiêm khắc, nhưng giảng dạy rất nhiệt tình. Đồng nghiệp, trong đó có thầy tham gia Ban đề thi THPT quốc gia hay thi học sinh giỏi quốc gia, biết đến thầy Trình - người tổ trưởng cẩn thận, nghiêm túc, nhẹ nhàng (không bao giờ lên giọng trong tranh cãi).

Được học tập, sống và làm việc với anh 33 năm, tôi giới thiệu thêm một Lê Bá Khánh Trình đa tài và đầy năng lượng. Anh chơi bóng bàn, bóng đá rất tốt. Trên sân bóng, anh vừa là thủ môn tài ba, vừa là tiền đạo sắc của đội tuyển Toán - Cơ Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva (MGU). Anh cũng là trưởng ban văn nghệ của sinh viên Việt Nam khoa Toán - Cơ ngày ấy. Biết chơi organ, nhảy đẹp, đặc biệt anh chơi đàn guitar modern rất hay.


 

Ngũ ca của Khoa Toán - Cơ MGU năm xưa hát
Ngũ ca của Khoa Toán - Cơ MGU năm xưa hát "Dân ca 3 miền" Bắc - Trung - Nam. Lê Bá Khánh Trình ôm đàn guitar ở giữa.


Khánh Trình còn có khả năng tập hợp anh em, sáng tác bài hát. Dù khoa Toán - Cơ thiếu nữ, thiếu tài năng văn nghệ nổi trội, nhưng 3 năm liền (1986, 1987, 1988) được giải nhất văn nghệ toàn trường và đại diện trường đoạt giải toàn thành phố. Bài liên khúc “Dân ca 3 miền” rất nổi tiếng vì rất vui và hay. 5 diễn viên chính là anh Trình (đệm đàn), anh Nguyễn Đình Đức (nay là Phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội), anh Nguyễn Khắc Thành (nay là Hiệu trưởng Đại học FPT), tôi và Lâm Tùng Giang (nay công tác tại Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng).

Có đoạn anh Đức hát thế này: Em suýt yêu anh rồi, nhưng tiếc cho anh rằng, người của anh quá dây, chẳng được như Tây/ Anh cố ăn cho nhiều chớ ham học mà xác xơ tiêu điều/ Mai lớn lên to đùng thì anh đến đây gặp em/ Ta tính duyên vợ chồng thì tình ta mới mong bền lâu.

Khán giả cười nghiêng ngả, cả mấy cậu người Nga học tiếng Việt, và chúng tôi đạt giải cao. Có được thắng lợi đó, thực sự là nhờ sự dẫn dắt của anh Trình. Quan trọng hơn, anh đã truyền cho chúng tôi sự tự tin. Với khiếu hài hước, anh đặt nick name cho tất cả anh em Toán - Cơ và thường là đi thành từng cặp. Lúc họp hành anh thường cầm theo guitar và các cuộc họp thường bắt đầu bằng những bài hát chế dành cho thành viên Toán - Cơ.

Là người khiêm tốn, chừng mực, anh Trình rất ngại vào chỗ sang trọng, đắt tiền. Dù thu nhập không thấp, anh luôn giản dị, trong nhà bài trí đơn giản. Lúc còn độc thân, anh ở trên lầu cao nhất và chỉ có một cây đàn organ, một chiếc giường lớn và mấy tủ sách, tủ rượu. Đi vào hàng quán, bao giờ anh cũng hỏi giá cả cẩn thận. Cho đến bây giờ anh vẫn dùng xe máy để đi làm và đi đón con.

Khánh Trình đặc biệt quan tâm đến gia đình, bạn bè. Dù bận, anh luôn giành việc đi đón con. Thứ bảy, chủ nhật, nếu không đi công tác xa, anh sẽ dẫn vợ con đi Vũng Tàu nghỉ. Với bạn bè, anh biết cách giúp đỡ họ. Hồi tôi mới về nước, anh đến gặp và rủ về Đại học tổng hợp. Anh dắt tôi đến gặp anh Bùi Xuân Hải (phó khoa Toán lúc đó) và anh Lê Trung Hiếu (trưởng phòng Tổ chức cán bộ) để xin cho tôi về trường. Anh giới thiệu tôi với các thầy để xin cho tôi dạy...


 

 Lê Bá Khánh Trình từng nói, nghề giáo đã chọn anh, và suốt mấy chục năm qua anh đã tận tuỵ trong vai trò người thầy, chắp cánh cho nhiều thế hệ học sinh.
Lê Bá Khánh Trình từng nói, nghề giáo đã chọn anh, và suốt mấy chục năm qua anh đã tận tuỵ trong vai trò người thầy, chắp cánh cho nhiều thế hệ học sinh.



 Sau này tôi làm phong trào, tổ chức các hoạt động như Gặp gỡ toán học, trường đông, trường xuân, tôi rủ anh tham gia. Anh nói: “Tớ không tham gia tổ chức được. Nhưng tớ sẽ đến dạy cho chú”. Từ năm 2010 đến nay, không hoạt động nào tôi tổ chức mà không mời anh đến dạy và cũng không bao giờ anh từ chối.

Lần nào ra Bắc anh Trình cũng tìm gặp "đại ca" Cương (tức Phạm Ngọc Anh Cương) bằng được. "Đại ca" Cương là bạn cùng đội tuyển với anh Trình, mắc bệnh không làm việc được. Anh Trình từng đưa anh Cương vào Sài Gòn dạy đội tuyển Phổ thông năng khiếu, nhưng anh Cương không ổn, đành phải ra Hà Nội. Đó là một tình bạn rất quý.

Lê Bá Khánh Trình cũng là người hơi ẩn mình và có phần nhút nhát. Hồi học bên Nga anh hay trêu mọi người, nhưng chính anh là đề tài trêu chọc của chúng tôi do tội… nhát gái. Mỗi lần thấy anh có vẻ để ý đến ai là cả nhóm xúm vào trêu. Riết rồi anh sợ không dám đưa “đối tượng” về nữa. Anh ngại đến chỗ đông người. Mời dự tiệc, bao giờ anh cũng hỏi thành phần có ai và chỉ khi nào thấy người quen nhiều hơn người lạ thì mới nhận lời. Dự tiệc anh cũng thường đến trễ và về sớm hơn một chút, không bao giờ chơi “tới bến”.

Nhát và khiêm nhường, nhưng thực ra anh là con rồng ẩn mình, lúc cần sẽ thể hiện. Năm 2013, các trưởng đoàn dự IMO trầm trồ thán phục màn nhảy ngẫu hứng của anh. Ở tổng kết Gặp gỡ toán học 2016, khi bị ép lên biểu diễn, anh đã cầm đàn và hát rất say sưa, chuyên nghiệp, khiến không khí buổi tổng kết nóng lên. Và trong đám cưới của tôi, anh đã cùng tôi lên nhảy và hát bài 60 năm cuộc đời làm quan khách dự tiệc tròn xoe mắt.

Trong mắt tôi, anh Trình giản dị và đời thường. Với anh, ánh hào quang của thời học sinh chỉ còn là kỷ niệm đẹp. Anh đang sống, yêu và làm việc hết mình với hiện tại, chẳng bao giờ đao to búa lớn.

TS. Trần Nam Dũng  (theo Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.