Lập nghiệp nơi quê nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã gần Tết Nguyên đán nhưng khi dịch bệnh tạm lắng, lao động ở các địa phương, vùng nông thôn đã trở lại các đô thị lớn. Đây là tín hiện vui, tuy nhiên cũng sẽ dần phô bày sự mất cân đối trong bức tranh phát triển kinh tế chung của cả nước.

Sau khoảng hơn 20 năm cấp tập phát triển công nghiệp, chúng ta đã tạo ra các khu công nghiệp (KCN) mạnh, tập trung ở những vùng đô thị lớn như phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng; phía Nam là TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Thành công nhất của mô hình này là giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động đông đảo từ nông thôn, tạo nền tảng để thu hút và phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, sản xuất.

Thế nhưng, các KCN quá thiên lệch về các ngành gia công, thâm dụng lao động như dệt may, điện tử, da giày... nên khó cải biến được trình độ tay nghề của lực lượng lao động hiện hữu. Mặt khác, các vùng nông thôn, những địa phương còn lại dần mất lực lượng lao động để có thể xây dựng nền kinh tế vùng.

Nước chảy chỗ trũng. Lao động cũng như mọi lực lượng kinh tế khác sẽ tập trung vào nơi có nhu cầu và mức thu nhập chấp nhận được. Nên muốn cân đối nguồn lao động thì không thể dùng biện pháp hành chính duy ý chí mà phải dùng đòn bẩy kinh tế.

Những năm qua, rất nhiều địa phương xây dựng được các KCN tập trung, nguồn lao động đã dịch chuyển và có thời điểm các đô thị lớn phải cạnh tranh lao động rất quyết liệt. Một thuận lợi khác là chúng ta có cảng biển nước sâu ở cả 3 miền theo chiều dài đất nước nên việc nhập nguyên liệu, xuất hàng hóa khá thuận lợi. Phát triển công nghiệp, tạo việc làm tại chỗ không phải việc quá sức với các địa phương.

Nhưng chiến lược phát triển ngành công nghiệp thâm dụng lao động chỉ có ý nghĩa trong thời hạn nhất định. Trong giai đoạn tiếp theo là những ưu tiên cho ngành dịch vụ và công nghệ cao vốn phải được chuẩn bị từ nhiều năm trước. Thế hệ lao động tiếp theo sẽ có tay nghề cao hơn, nhiều lựa chọn hơn và khó chấp nhận bán sức lao động giá rẻ.

Phát triển kinh tế địa phương là việc phải làm và làm cho bằng được nếu không muốn trở thành vùng trũng về kinh tế và văn hóa của quốc gia. Nhiều địa phương đã khá thành công. Đơn cử như Quảng Nam, từ một tỉnh nghèo, đời sống người dân khó khăn, năm 2021 đã có nguồn thu ngân sách hơn 21.100 tỉ đồng và ngành du lịch Quảng Nam là nguồn thu lớn với thu nhập xã hội khoảng 25.000 tỉ đồng, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động trong ngành này.

Nhìn vào bức tranh chung, nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng ổn định. Nhưng nhìn cụ thể thì hiện có chưa đến 20 tỉnh, thành tự cân đối ngân sách; các tỉnh, thành còn lại thu không đủ chi, phải trông cậy vào sự tiếp tế của ngân sách trung ương. Tỉ lệ này rất khó chấp nhận trong bối cảnh quốc gia đang cần những nguồn lực mạnh để phát triển trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt của thế giới.

Mục tiêu cao nhất của các địa phương là phát triển kinh tế, chăm lo tốt đời sống người dân. Ai cũng muốn có công việc với thu nhập ổn định để lo cho gia đình trên chính quê hương mình. Nên bài toán lao động cũng là bài toán kinh tế mà trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo địa phương.

Theo Hiếu Nghi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.