Lập đoàn liên ngành kiểm tra các tranh chấp tại chung cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

TP.HCM đã lập đoàn kiểm tra giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tại các chung cư trên địa bàn. Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo Công an TP.HCM vào cuộc xử lý hình sự các cá nhân, tổ chức chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư.

 Chung cư Phú Hoàng Anh, một điểm nóng về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến quỹ bảo trì chung cư. Ảnh: Đình Sơn
Chung cư Phú Hoàng Anh, một điểm nóng về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến quỹ bảo trì chung cư. Ảnh: Đình Sơn


Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, hiện UBND TP.HCM đã thống nhất cho lập các đoàn kiểm tra giải quyết các tranh chấp, khiếu nại ở 20 địa phương (trừ Củ Chi và Cần Giờ). Đoàn sẽ có đại diện công an, xây dựng, tài nguyên môi trường cùng các đơn vị liên quan để rà soát pháp lý trong thực hiện giao kết giữa ban quản trị, ban quản lý.

Theo đó, hiện TP.HCM có 16 chung cư thường xảy ra các điểm nóng hay có khiếu nại khiếu kiện giữa cư dân với chủ đầu tư, ban quản trị, chủ yếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng, điều kiện sống trong chung cư cũng như chi phí bảo trì chung cư 2% dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi ký gửi khẩn cấp các sở, ban, ngành, các địa phương, nhất là Sở Xây dựng, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu của tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra. Ngoài ra, Công an TP.HCM được giao phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định. Kiên quyết chỉ đạo cưỡng chế và xử lý nghiêm chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị.

Hiện TP.HCM hiện có hơn 1.500 chung cư với gần 2.500 lô, bao gồm 474 chung cư cũ được xây trước năm 1975. Một số địa phương có nhiều chung cư như quận 5 (245), quận 1 (230), Bình Thạnh (156), quận 7 (103), Tân Bình (67)... Thời gian gần đây, tại nhiều chung cư xảy ra tranh chấp về các vấn đề như quỹ bảo trì, sở hữu chung - riêng, thành lập ban quản trị, chủ đầu tư vi phạm xây dựng hoặc chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ cấp sổ hồng... Điều này đã khiến xảy nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện, gây mất an ninh trật tự tại các địa phương.

Theo Đình Sơn (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.