Làng nuôi trâu ở Đak Jơ Ta

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lâu nay, đồng bào dân tộc Tày, Nùng và Mường ở xã Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang) vẫn duy trì tập quán chăn nuôi trâu. Với họ, việc nuôi trâu không chỉ đem lại cuộc sống ổn định mà còn là cách để nhớ về quê hương nguồn cội.

Hàng chục năm nay, gia đình ông Hoàng Văn Hèn (thôn 3) trở nên nổi tiếng với nghề nuôi trâu. Anh Hoàng Văn Trường (con trai ông Hèn) cho biết: Năm 1981, gia đình rời tỉnh Cao Bằng vào đây lập nghiệp. Thời gian đầu cũng gặp không ít trở ngại do chưa quen với khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên.

Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ làm việc, gia đình cũng vượt qua giai đoạn khó khăn. Ruộng rẫy được mở mang dần. Gia súc, gia cầm trong chuồng ngày càng nhiều hơn.

Hàng chục năm nay, người dân xã Đak Jơ Ta vẫn duy trì tập quán chăn nuôi trâu. Ảnh: H.P

Hàng chục năm nay, người dân xã Đak Jơ Ta vẫn duy trì tập quán chăn nuôi trâu. Ảnh: H.P

“Ngày trước, gần như hộ nào ở thôn 3 cũng nuôi trâu, có nhà đến 30-40 con. Tầm 9-10 giờ sáng, chúng tôi thả trâu đi ăn, trên tay lủng lẳng mo cơm, đến khoảng 16-17 giờ lại lùa trâu về chuồng. Nuôi trâu là tập quán có tự ngàn đời của đồng bào nơi núi rừng Tây Bắc”-anh Trường bộc bạch.

Ông Võ Phin (thôn 3) cho hay: Con trâu dễ chăm sóc hơn các vật nuôi khác và tốn rất ít chi phí về thức ăn. Trâu thích ở ngoài đồng để ngâm mình dưới nước nên cả ngày phải chăn thả, đến chiều mới lùa về chuồng. Nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ, chỉ cần lùa trâu ra bìa rừng để chúng tự kiếm ăn chứ không phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, trâu cũng dễ mắc một số bệnh như: lở mồm long móng, bệnh đường ruột... nên phải tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Hiện tại, gia đình có 20 con trâu, nhiều nhất thôn 3.

Còn anh Nguyễn Thế Trường-Phó Trưởng thôn 3 thì chia sẻ: Thôn 3 có đàn trâu đông nhất xã với khoảng 250 con. Hầu hết bà con người Tày, Nùng và Mường đều nuôi trâu. Lúc chuyển từ Lạng Sơn vào đây định cư, gia đình anh cũng nuôi nhiều trâu. Trước Tết Quý Mão 2023, gia đình đã bán hết đàn trâu 8 con.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hữu Nghiệp-Chủ tịch UBND xã Đak Jơ Ta-thông tin: Toàn xã có 737 hộ với 3.071 khẩu. Riêng thôn 3 có 236 hộ với 942 khẩu. Hầu hết người dân thôn 3 thuộc các dân tộc Tày, Nùng và Mường di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc và một ít hộ người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đến đây lập nghiệp sau năm 1975. Đến cuối năm 2022, tổng đàn gia súc của xã hơn 2.320 con, trong đó có trên 400 con trâu.

“Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, người dân đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, tập trung phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, bà con đã chọn nuôi những vật nuôi có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế, trong đó có con trâu”-ông Nghiệp nói.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.