Làm xong bài thi vẫn còn thời gian, nữ sinh ngồi vẽ tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, sau khi hoàn thành, dò lại bài thi môn tiếng Anh nhiều lần và còn thời gian nên Trần Thị Hoàng Anh, học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã ngồi vẽ tranh trên giấy nháp.

Ngoài ra, thường ngày nữ sinh này còn làm những bức tranh và mô hình sinh động.

Hoàng Anh cho biết bước vào phòng làm bài thi môn tiếng Anh với tâm thế thoải mái, tự tin. Đề thi tiếng Anh vừa sức và nữ sinh tự tin đạt trên 7 điểm. Khi làm bài xong và dò lại nhiều lần, Hoàng Anh vẫn còn dư khoảng 15 phút. Thấy vậy, nữ sinh đã dùng bút chì vẽ lên tờ giấy nháp hình ảnh một thiếu nữ theo phong cách hoạt hình.

Hình ảnh vẽ trên giấy nháp của Hoàng Anh. ẢNH: NVCC

Hình ảnh vẽ trên giấy nháp của Hoàng Anh. ẢNH: NVCC

“Mình ngồi vẽ để giết thời gian, vì đã dò bài lại nhiều lần. Bức tranh chỉ là cảm hứng nhất thời của mình trong giờ thi. Cảm giác lúc ấy lại lắm, một sự nhẹ nhõm khi gỡ bỏ được hết áp lực thi cử, nhưng cũng có chút man mác buồn vì thời học sinh của mình đã khép lại”, Hoàng Anh chia sẻ.

Đây là một trong những bức tranh mà Hoàng Anh tâm đắc. ẢNH NVCC

Đây là một trong những bức tranh mà Hoàng Anh tâm đắc. ẢNH NVCC

Một trong những bức tranh mà Hoàng Anh tâm đắc là vẽ hai nhân vật chibi đang tựa đầu vào nhau trong bối cảnh một khu rừng nhiều nắng, hoa và bướm. Bức tranh này được vẽ trên khổ giấy A4 bằng màu gouache. Hoàng Anh phải mất khoảng 1 tuần để hoàn thiện từ khâu lên ý tưởng đến khi vẽ màu. Theo nữ sinh, bức tranh thể hiện tình yêu thiên nhiên, thông điệp về tình bạn.

Hoàng Anh rất yêu thích vẽ, nên từ khi 5 tuổi đã được mẹ cho đi học để trau dồi thêm khả năng sáng tạo. Trước khi dự thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh đã thi năng khiếu tại Trường ĐH Văn Lang, để xét vào ngành thiết kế đồ hoạ. Hoàng Anh đã có thông báo trúng tuyển kèm với điều kiện tốt nghiệp THPT.

Hoàng Anh yêu thích phong cách hoạt hình. ẢNH NVCC
Hoàng Anh yêu thích phong cách hoạt hình. ẢNH NVCC

Phong cách vẽ yêu thích của Hoàng Anh là semi - real (tả thực kết hợp với hoạt hình) và chibi (vẽ người giống với nhân vật hoạt hình). Một bức tranh hoàn chỉnh đầy đủ phong cảnh, nhân vật chibi, Hoàng Anh thường mất khoảng 2 đến 3 ngày để hoàn thành.

Hoàng Anh có niềm yêu thích với bộ môn vẽ từ nhỏ. ẢNH NVCC

Hoàng Anh có niềm yêu thích với bộ môn vẽ từ nhỏ. ẢNH NVCC

Ngoài vẽ tranh, Hoàng Anh còn tìm hiểu và làm tranh mô hình 2D, 3D từ năm 2020. Quá trình làm trang mô hình 2D, 3D của Hoàng Anh gồm các bước như lên ý tưởng trên giấy, cắt, tách ra thành từng phần, sau đó lắp ráp lại và vẽ màu.

Một bức tranh mô hình 3D do Hoàng Anh thực hiện. ẢNH NVCC

Một bức tranh mô hình 3D do Hoàng Anh thực hiện. ẢNH NVCC

Với tranh 3D thì Hoàng Anh làm thêm các phần bằng đất sét. Còn tranh 2D thì dựng bằng bìa cứng fomex dán ở mặt sau. Nữ sinh thường mất khoảng 1 tuần để hoàn thành một bức tranh mô hình 2D, 3D, tuy nhiên nếu có nhiều chi tiết phức tạp, thì thời gian bỏ ra sẽ nhiều hơn nữa.

Một số tranh mô hình 2D, 3D do Hoàng Anh thực hiện. ẢNH NVCC

Một số tranh mô hình 2D, 3D do Hoàng Anh thực hiện. ẢNH NVCC

“Mình có đăng sản phẩm tranh mô hình lên các hội nhóm thì được một số người hỏi mua. Một bức tranh mô hình có giá từ 250.000 đồng. Mình được rất nhiều các bạn và anh chị sinh viên ủng hộ. Việc này giúp mình có thêm tiền tiêu vặt”, Hoàng Anh chia sẻ.

Trần Thị Hoàng Anh. ẢNH NVCC

Trần Thị Hoàng Anh. ẢNH NVCC

Thỉnh thoảng Hoàng Anh còn nhận vẽ trên áo, giày bằng màu acrylics. Hoàng Anh thường lấy ý tưởng từ những họa tiết có trong kiến trúc thời xưa như là mây, các chòm sao… để vẽ lên giày và trang phục.

Hoàng Anh dùng màu acrylics vẽ họa tiết lên giày. ẢNH NVCC

Hoàng Anh dùng màu acrylics vẽ họa tiết lên giày. ẢNH NVCC

Trong suốt 12 năm học, Hoàng Anh đều là học sinh giỏi. Nữ sinh mong muốn “săn” học bổng để đi du học trong quá trình học đại học sắp tới. Hoàng Anh mong muốn trong tương lai sẽ được làm việc ở mảng minh họa sách, thiết kế bao bì sản phẩm và xuất bản cuốn sáng của riêng mình.

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), người dân tỉnh Gia Lai đã thể hiện tình yêu đất nước theo những cách khác nhau: về nguồn; quay video clip tại địa điểm nổi tiếng; trang trí quán cà phê với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng…

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

Nay Rơ Châm Thanh với hành trình chinh phục võ đài Karate

(GLO)- Ở tuổi 18, Nay Rơ Châm Thanh (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã gây ấn tượng bởi thành tích và niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn Karate. Trên hành trình chinh phục võ đài Karate, chàng trai Jrai đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

Ý nghĩa lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Những năm qua, các Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai thường tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại “địa chỉ đỏ” nhằm lưu giữ kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp kiến thức về lịch sử cho thế hệ trẻ.

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

Biến đá cuội thành dụng cụ dạy học trực quan

(GLO)- Mỗi năm một lần, Trường Mầm non Hương Sen (thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) lại phát động phong trào tự làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, những viên đá cuội vô tri đã trở thành những dụng cụ dạy học trực quan đầy màu sắc.