Lan tỏa trên mạng xã hội:

Cô hiệu phó nhảy chia tay học trò lớp 12 'đốn tim' bao người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đoạn clip cô giáo phó hiệu trưởng nhảy chia tay trong buổi lễ tri ân và trưởng thành của học sinh khối lớp 12 nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Dù trong trang phục áo dài truyền thống, nhưng cô giáo vẫn thể hiện tiết mục văn nghệ với điệu nhảy dễ thương, gần gũi với học sinh. Nhiều học trò và cư dân mạng đều để lại lời khen và cho rằng giữa cô và trò dường như không có khoảng cách.

Cô Trang trong lễ chia tay học sinh lớp 12 tổ chức vào ngày 15.6. Ảnh: NVCC

Cô Trang trong lễ chia tay học sinh lớp 12 tổ chức vào ngày 15.6. Ảnh: NVCC

Gần gũi với học sinh

Chia sẻ với Thanh Niên, cô Phạm Kiều Trang (46 tuổi), Phó hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai, cho biết trường có nhiều hoạt động tập thể gắn bó giáo viên và học sinh. Do vậy, cô đều tham gia những hoạt động đó với mong muốn gần gũi hơn với các em học sinh. Ở lứa tuổi cấp 3, nhiều em có tính cách hướng nội nên cô muốn khuấy động phong trào, tạo không khí thân thiện giúp các em mạnh dạn, hoạt bát hơn.

Clip cô hiệu phó nhảy chia tay học sinh "đốn tim" dân mạng

"Hơn nữa, tôi cũng muốn các em có thêm kỷ niệm đẹp trong quãng đời học sinh. Bản thân thích văn nghệ nên được phụ trách mảng hoạt động trải nghiệm, phong trào học sinh. Ở trường có nhiều CLB nhảy, hát, thể thao… và có ban truyền thông nên các em rất sáng tạo. Chỉ cần đưa ra ý tưởng, tôi sẽ dành thời gian tham gia với các em", cô Trang chia sẻ.

Trong những tháng ngày cuối cùng của đời học sinh, nhiều em có chút tiếc nuối về khoảng thời gian thanh xuân thú vị. Vì vậy, cô Trang muốn mang đến cho các em năng lượng tích cực nhắn nhủ rằng nhà trường luôn dang rộng vòng tay đón các em trở về.

Cô Trang luôn được học sinh yêu quý. Ảnh: NVCC

Cô Trang luôn được học sinh yêu quý. Ảnh: NVCC

"Thời gian tới sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT nên nhà trường tổ chức lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh lớp 12. Màn biểu diễn văn nghệ được thể hiện sau buổi lễ và không khí diễn ra rất vui vẻ, rộn ràng", nữ hiệu phó bày tỏ.

Do các em học lớp 12 năm nay là lứa cuối cùng học theo chương trình cũ của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2006 nên cô mong các em sẽ vượt qua kỳ thi trọn vẹn, đạt kết quả cao nhất.

"Mong các em luôn thành công"

Lễ tri ân do trường tổ chức với mong muốn các em học sinh rời khỏi ngôi trường THPT sẽ gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô. Các giáo viên cũng gửi gắm những tâm tư, lời chúc đến học sinh. Họ chia sẻ rằng sau kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, các em đã trưởng thành và bước vào một xã hội rộng lớn với nhiều thử thách. "Chúng tôi mong rằng các em phải ý thức được việc tự quyết định cuộc đời của mình. Vì vậy, các em phải có suy nghĩ tích cực, mỗi người đều có giá trị riêng trong cuộc sống. Tôi hy vọng các em luôn mạnh khỏe, phấn đấu vì những lý tưởng tốt, cống hiến cho gia đình và xã hội", cô Trang nói.

Cô Trang (ngoài cùng bên trái) chụp hình kỷ niệm với đồng nghiệp. Ảnh: NVCC

Cô Trang (ngoài cùng bên trái) chụp hình kỷ niệm với đồng nghiệp. Ảnh: NVCC

Nữ hiệu phó Kiều Trang gắn bó với nghề sư phạm đến nay đã 24 năm. Khi quyết định chọn nghề, cô nghe ý kiến của những người đi trước, công việc phù hợp với tính cách nên lựa chọn. Sau nhiều năm gắn bó, cô càng trân trọng nghề, yêu thương, quan tâm học sinh. "Tôi có rất nhiều kỷ niệm với nghề nhưng vui nhất là thấy học trò thành công và trở về thăm trường, thăm thầy cô. Tôi luôn nhớ mãi những kỷ niệm đó và nhắc nhở các em thế hệ sau luôn cố gắng học tập, trau dồi kỹ năng", cô Trang chia sẻ.

Cô Lê Nguyễn Quế Trân, Phó bí thư Đoàn TNCS Trường THPT Chu Văn An, cho biết cô Trang có rất nhiều hoạt động tham gia cùng học sinh và lan tỏa trên mạng xã hội. Nữ hiệu phó rất muốn lưu giữ khoảnh khắc với học sinh trong khoảng thời gian cuối cấp và xem đó là món quà tinh thần động viên các em.

"Tôi thấy hiện nay có rất nhiều giáo viên biết được học sinh muốn gì, cần gì, từ đó có những động viên kịp thời tới các em. Tôi cũng rất hoan nghênh với cách động viên tinh thần, thu hẹp khoảng cách của mọi người với học sinh", cô Trân nói.

Em Ngô Thị Thanh Thảo (học sinh lớp 12A6) cảm nhận điệu nhảy của cô Trang như món quà tinh thần để em và các bạn bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời. "Em cảm thấy rất tự hào về ngôi trường đang theo học vì có thầy cô tâm lý, cô giống một giáo viên gen Z gần gũi với học sinh của mình", Thanh Thảo nói.

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Trước đây, thời ông bà, cha mẹ, “trai 18, gái 20” là đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Đến thế hệ 7X, 8X, giai đoạn 20-25 tuổi là độ tuổi đẹp nhất để yêu và kết hôn. Song hiện nay, nhiều bạn trẻ 9X ngoài 30 tuổi vẫn chưa vội yêu và lập gia đình.

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Để giúp thế hệ gen Z tránh bị lạc trong những mê cung trên mạng xã hội, các chuyên gia về truyền thông xã hội, tâm lý học đã đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao khả năng quản trị cảm xúc và “chậm lại” đi tìm những giá trị thông tuệ, góp phần xây dựng một xã hội vững bản sắc.